Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Việc tiêm phòng có thể giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng nhé!
tiem phong cho tre
1. Trước khi tiêm
Cần để trẻ ở bệnh viện ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
2. Sau khi tiêm
Sau khi tiêm cho trẻ, cha mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi khoảng 30 phút sau tiêm để phòng trường hợp bị sốc phản vệ. Nếu trẻ không có phản ứng gì thì đưa con về nhà và theo dõi thêm. Nên chú ý xem con mình sau tiêm có bị sốt không, biểu hiện ngoài da, cử chỉ như thế nào. Đặc biệt với những trẻ tiêm lần đầu ở 2 tháng tuổi cần chú ý hơn.
Đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ bị sưng đỏ hoặc nổi cục cứng ở vị trí tiêm, nhưng hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng 6 – 8 tiếng nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này, mẹ nên chườm mát cho trẻ để giảm đau, cho bé uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái.
3. Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…
4. Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng
Có hai loại vắc-xin sống (vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…) không nên tiêm gần nhau trong vòng 4 tuần. Ngoài ra, có thể tiêm nhiều loại vắc-xin khác nhau trong 1 lần tiêm. Việc tiêm quá nhiều mũi có thể khiến trẻ bị dị ứng và phản ứng với thuốc. Do đó, cách tốt nhất là nên tiêm 1 loại cho 1 lần tiêm chủng.
5. Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
– Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Nhưng nếu trường hợp trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
– Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
– Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
– Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
6. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa,…
7. Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện:
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, quấy khóc hoặc khó thở cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Trong quá trình đưa trẻ đi tiêm, ba mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Vậy giải pháp nào cho việc quản lý hồ sơ sức khỏe của trẻ một cách thuận tiện và khoa học nhất?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét