Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Những công dụng của Cá Ngựa đối với sức khỏe sinh lý con người

Cá ngựa còn gọi với tên khác là hải mã - một loại động vật sống dưới biển có tác dụng tăng cường hoạt động tình dục rất tốt. Cá ngựa được xem là một loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.

1. Mô tả:
Cá ngựa có tên gọi khác là hải mã/ thủy mã/ mã đầu ngư/ hải long/ thủy mã. Tên khoa học là Hippocampus, họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Cá ngựa có nhiều loại với kích cỡ và màu sắc khác nhau, nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to, bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ.
Bộ phận dùng: Cả con cá ngựa. Khi cá bắt về, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, phơi hay sấy khô, có khi ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Khi bán, người ta thường buộc hai con to nhỏ với nhau (Đực, cái)

Cá ngựa khô

2. Công dụng của cá ngựa:
Các công dụng chữa bệnh của cá ngựa rất đa dạng như chữa trị chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể; viêm nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi; các bệnh về hô hấp, hen suyễn; suy giảm khả năng tình dục; các bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận, gan và thậm chí cá ngựa còn được dùng để trị chứng khó sinh ở phụ nữ.
Các phân tử miễn dịch từ di truyền bẩm sinh của Cá ngựa có thể cùng tác dụng trong quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể. Thú vị là đã phát hiện ra rằng cá ngựa có chứa ít nhất 5 gèn kháng khối u, điều này đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu cơ chế khả năng chống ung bướu của cá ngựa cũng như khả năng sử dụng nguồn dược liệu quý giá này.
Một điều đáng nói nữa là Cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.
Ngoài ra, chính hàm lượng cao của Docosahexaenoic acid (DHA) - vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sản sinh tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa đã giải thích và chứng minh cho tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Những công dụng không ngờ của Sâm Núi Đá

Sâm núi đá tươi là một loại thảo dược quý đã được khoa học công nhận về tính năng cũng như công dụng, vì thế, nhu cầu sử dụng chúng trên thị trường luôn rất cao.

1. Mô tả:
Từ xa xưa, Sâm Núi Đá luôn được coi là Thần dược, là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: sâm–nhung–quế–phụ …Sâm Núi Đá có vị ngọt, hơi đắng ( lá có vị đắng hơi ngọt ), tính ôn, thường được thu hoạch vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Sâm Núi Đá còn gọi là sâm Việt Nam mọc nhiều ở vùng núi cao nước ta. Loại sâm này là một loại thuốc quý đã được khoa học công nhận, vì thế, nhu cầu sử dụng chúng trên thị trường luôn rất cao.


2. Công dụng của Sâm Núi Đá:
Sâm Núi Đá có rất nhiều công dụng, tiêu biểu như:
- Chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực.
- Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
- Giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ.

3. Cách sử dụng:
Củ nhân sâm tươi có thể ngâm với Rượu. Uống từ 30 đến 50 ml trong bữa ăn chính.Củ nhân sâm rửa sạch, thái nhỏ đem sao khô và sắc với nước. Uống từ 50 đến 100 ml sau bữa ăn chính.

4. Chú ý:
Tuy nhiên nên chú ý một số đối tượng như trẻ em, những người có chất viêm nhiệt thì không được dùng loại rượu sâm Núi Đá.
Khi dùng rượu sâm tốt nhất là nên uống vào ban ngày vì khi uống rượu sâm và buổi tối dễ gây hưng phấn và khó ngủ.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Sâm Tiến Vua - Thần dược sâm Nam chỉ dùng để tiến vua

Sâm Tiến Vua hay còn gọi là Sâm Nam núi Dành là loại sâm quý được trồng làm dược liệu.  Sâm Tiến Vua chủ yếu được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc bổ cho người suy nhược, cơ thể suy yếu hay chữa ho, sốt , bí tiểu tiện…

1. Mô tả:
Sâm Tiến Vua thuộc họ leo bò như khoai lang. Sâm nhân giống bằng hạt rất khó, bằng cành cũng không kém gian lao nên dân gian thường đào các dây sâm đã có rễ để trồng. Dâm sâm dài khoảng một gang tay là nẩy ra một "mắt". “Mắt” ấy khi bấm xuống đất, ra rễ thì hình thành nên củ. Củ sâm lớn rất chậm chứ không được như củ khoai. Năm đầu tiên chúng nhỏ như cái đũa, phải mất bảy tám năm mới lớn bằng chuôi dao, chuôi liềm. Giống sâm Liên Chung cho củ nhỏ hơn sâm ở Việt Lập.

2. Công dụng của Sâm Tiến Vua:
Sâm Tiến Vua chủ yếu được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc bổ cho người suy nhược, cơ thể suy yếu hay chữa ho, sốt , kém ăn, nhức đầu, cảm nắng, bí tiểu tiện...
Đặc biệt, loại sâm này bồi bổ cơ thể rất hiệu quả. Sâm có tác dụng hồi dương mạnh. Sâm Tiến Vua kết hợp với vỏ rễ đinh lăng ngâm rượu và dùng cho người già có thể hồi dương kéo dài thời gian để chờ con cháu về, dùng sâm có thể kéo dài thời gian khoảng 12 tiếng đến 24 tiếng.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Cát sâm - Loại thảo dược giúp người bệnh nhuận phế, bổ khí huyết

Cát sâm còn gọi tên khác là Sâm nam, Sâm trâu. Mọi người thường chỉ biết tới loại sâm này với công dụng nhuận phế, bổ khí huyết mà chưa biết rằng loại sâm này còn chứa rất nhiều dưỡng chất và chữa trị nhiều bệnh hơn thế nữa. Cát Sâm mới đây đã được các nhà khoa học chú ý vì công dụng của chúng không thua kém gì các loại sâm khác trên thị trường.

1. Mô tả:
Dây leo gỗ, leo bằng thân quấn, có rễ củ trạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7 – 13 cái, mọc đối hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4 – 7cm, rộng 2-3cm, gốc tròn đầu nhọn, gân phụ hình mạng lưới. Cụm hoa mọc ở đầu cành, thành chuỳ dài 10 – 20cm, cuống có lông. Lá bắc dạng lá kèm. Hoa màu trắng ngà, đài có răng hình tam giác, mặt ngoài có lông, tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài. Bộ nhị 2 bó, bầu có lông. Quả đậu, thắt lại giữa các hạt, có lông dày mềm. Hạt 4 – 6, có vỏ dày, màu đen.

2. Công dụng của Cát sâm:
  • Theo Đông y, Cát sâm có vị đắng, ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc. Dùng chữa cơ bắp lao tổn, viêm khớp do phong thấp; lao phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, di tinh, bạch đới. Thuốc còn dùng làm thuốc bổ cho những người cơ thể suy yếu, kém ăn, ho khan, ho dai dẳng, sốt khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện, .. Cát sâm còn có tác dụng chữa cảm nắng với triệu chứng sốt nóng, đổ mồ hôi, ho khăn, hoặc trẻ nhỏ nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Những tác dụng vượt trội của nghệ so với các loại dược phẩm khác

Nghệ có nhiều đặc tính chữa bệnh đến nỗi hiện nay có 6.235 bài báo được thẩm định đã xuất bản chứng minh những lợi ích của nghệ và curcumin, một trong những hợp chất chữa bệnh nổi tiếng chiết xuất từ nghệ. Trong bài này so sánh và chỉ ra lợi ích vượt trội của nghệ so với 10 loại thuốc khác.
Thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tụ tiểu cầu
Can thiệp y tế để làm chậm và ngăn ngừa quá trình đông máu thường sử dụng những loại thuốc sau:
- Aspirin.
- Clopidogrel (Plavix).
- Diclofenac.
- Enoxaparin (Lovenox).
- Ibuprofen (Advil, Motrin, others).
- Naproxen.
- Warfarin (Coumadin) và một số loại khác.
Đáng buồn thay, những ai có các tình trạng bệnh như bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch phổi thì việc điều trị bằng những loại thuốc này không phải là một quyết định đúng đắn nhất. Sử dụng Iburofen quá liều cũng là vấn đề hay xảy ra. Ngoài các tác dụng phụ phổ biến như gây chảy máu nhiều và xuất huyết, những nguy cơ gây hại liên quan đến thuốc đông máu có rất nhiều bao gồm mọi thứ từ đau lưng cho đến nhức đầu và khó thở.
So với các thuốc nói trên, củ nghệ gần như không có tác dụng phụ trừ khi sử dụng một lượng lớn quá liều.
Nghệ tốt hơn một số thuốc mà không bị phản ứng phụ
Thuốc chống trầm cảm
Mặc dù có ít nghiên cứu được thực hiện trên con người, nhưng hàng chục nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh rằng nghệ đặc biệt hiệu quả trong việc điều chỉnh lại triệu chứng trầm cảm trên động vật phòng thí nghiệm. Để làm rõ vấn để này, tạp chí Phytotherapy Research đã công bố kết quả của một nghiên cứu xuất sắc, mang tính đột phá trong năm vừa qua. Nghiên cứu chia 60 tình nguyện viên mắc bệnh trầm cảm (MDD), thành các nhóm để xác định xem bệnh nhân sẽ ra sao nếu được điều trị với curcumin so với fluoxetine (Prozac) và kết hợp cả hai.
Nghiên cứu phát hiện rằng curcumin không chỉ phù hợp cho tất cả các bệnh nhân mà còn có hiệu quả kiểm soát trầm cảm ngang ngửa với Prozac.
Thuốc kháng viêm
Tạp chí Oncogene đã công bố kết quả của một nghiên cứu đánh giá nhiều loại hợp chất kháng viêm, nghiên cứu này đã phát hiện rằng aspirin và ibuprofen có hiệu quả kháng viêm ít nhất, trong khi curcumin, lại nằm trong số những hợp chất kháng viêm hiệu quả nhất thế giới.
Những bệnh hiện nay như ung thư, viêm loét đại tràng, viêm khớp, cholesterol cao và đau mãn tính đều có thể có nguyên nhân từ viêm.
Thuốc điều trị viêm khớp
Bởi vì curcumin rất nổi tiếng với đặc tính kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ, nên đã có một nghiên cứu được thực hiện trên 45 bệnh nhân viêm thấp khớp nhằm so sánh lợi ích giữa thuốc viêm khớp (diclofenac sodium) mà người sử dụng thuốc có nguy cơ mắc bệnh ruột và tim với curcumin trong nghệ.
Nhóm sử dụng curcumin có tỉ lệ cải thiện cao nhất trong điểm tổng thể [chỉ số mức độ hoạt động bệnh(DAS)] và những chỉ số này tốt hơn rất nhiều so với bệnh nhân ở nhóm sử dụng diclofenac sodium.
Thuốc điều trị ung thư
Nghệ có tác dụng cực kỳ tốt trong việc hỗ trợ điều trị ung thư một cách tự nhiên và đặc biệt hiệu quả khi điều trị ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư da.

Nghệ rất tốt trong điều trị viêm khớp
Thuốc trị tiêu hóa
Một phân tích chuyên sâu với tất cả các nghiên cứu đánh giá khả năng của curcumin trong việc kiểm soát bệnh viêm ruột (hội chứng kích thích ruột, bệnh viêm ruột mãn tính, viêm loét đại tràng) đã phát hiện rằng nhiều bệnh nhân có thể ngưng dùng corticosteroids theo liều chỉ định bởi vì tình trạng bệnh được cải thiện rất đáng kể khi sử dụng curcumin.
Thuốc điều chỉnh lượng cholesterol
Các động mạch bị tắc bởi tiểu cầu và các mảng bám cholesterol.
Một nghiên cứu bởi Drugs in R & D phát hiện rằng, curcumin có tác dụng ngang ngửa hoặc thậm chí hiệu quả hơn thuốc trị đái tháo đường trong việc làm giảm sự hủy hoại tế bào bởi các phân tử gốc tự do và viêm nhiễm trong điều trị bệnh cholesterol cao.
Thuốc giảm đau
Một trong những đặc tích được thừa nhận rộng rãi của curcumin trong giới khoa học chính là khả năng giảm đau của chúng. Các ứng dụng chữa bệnh của nghệ và các loại cây giàu curcumin đang thay thế liệupháp điều trị y tế hiện đại và chứng tỏ chúng thật sự là một loại thuốc giảm đau tự nhiên.
Thuốc chống viêm steroid
Trong một nghiên cứu lâm sàng mang tính đột phá mới đây, người ta phát hiện rằng curcumin có khả năng chữa bệnh viêm mắt mãn tính. Thông thường tình trạng bệnh này chỉ có thể điều trị với steroid nhưng ngày nay các bác sĩ thực hành y học chức năng thường chỉ định dùng curcumin để thay thế.
“Ít tác dụng phụ là ưu thế lớn nhất của curcumin khi so với corticosteroids”, theo phát biểu của tác giả bài nghiên cứu trên ở Đại học K.G. Medical.
Các tác dụng phụ của nghệ
Một số trường hợp đã được báo cáo là có phản ứng dị ứng với nghệ, đặc biệt khi tiếp xúc với da. Thông thường biểu hiện là nổi mẩn ngứa nhẹ. Ngoài ra, theo quan sát, sử dụng nghệ liều cao gây ra:
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy.
- Tăng nguy cơ chảy máu.
- Tăng men gan.
- Dễ co bóp túi mật.
- Chứng giảm huyết áp.
- Co thắt dạ con ở phụ nữ mang thai.
- Rong kinh.
(Tổng hợp)

Bồ kết và những công dụng độc đáo

Từ trước đến nay, khi nhắc đến bồ kết, người ta thường chỉ nhắc đến câu “Bồ kết sạch gàu, mần chầu tốt tóc”. Tuy nhiên, còn nhiều công dụng độc đáo của bồ kết mà chúng ta chưa quan tâm đến...
Mô tả cây
Bồ kết tên khoa học là Fructus Gleditschiae.
Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).


Cây bồ kết cho những vị thuốc sau:
- Quả bồ kết (tạo giác - Fructus Gleditschiae), là quả bồ kết chín khô. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm, sấy khô. Có khi đốt thành than, tán bột.
- Hạt bồ kết (tạo giác tử - Semen Gleditschiae), là hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô.
- Gai bồ kết (tạo thích, tạo giác thích -  Spina Gleditschiae), là gai hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng.
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
- Hạt bồ kết: trong các sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng liều 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.
- Gai bồ kết: có vị cay, tính ôn không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Liều dùng 5 - 10g dưới dạng thuốc sắc.
Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Hiện nay, một số bệnh viện dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em cả người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.
Cách làm đơn giản như sau: lấy quả bồ kết, nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hay còn sống, bỏ hột đi rồi tán thành bột nhỏ. Lấy ống thông, đầu có bôi vaselin hay dầu, rồi chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3 - 4cm, cứ thế làm 3 - 4 lần cho bột vào trong hậu môn, sau 2 - 5 phút bệnh nhân đi ngoài được. Có trường hợp hậu phẫu không trung tiện được 2 - 5 ngày, bệnh nhân trướng bụng, bí đại trung tiện, nôn mửa liên tục có khi nôn ra máu; làm như trên chỉ sau 2 phút trung tiện và đi ngoài được ngay.
Kinh nghiệm điều trị bằng bồ kết
Trị trúng phong cấm khẩu: dùng quả bồ kết bỏ hạt, lấy vỏ nướng cháy nghiền thành bột, ngày uống 0,5 - 1g. Nếu sắc thì dùng 5 - 10g quả bồ kết bỏ hạt sắc uống.
Trị méo miệng do trúng gió: dùng khoảng 10 quả bồ kết nướng giòn, tán nhỏ mịn, trộn với loại dấm tốt cho sền sệt. Miệng méo về bên trái thì đắp má bên phải và ngược lại. Khi nào khô thì hòa thêm dấm cho vừa dẻo để đắp. Cách này có tác dụng với người mới bị bệnh.
Trị co giật, kinh giản,đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm dãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở: dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5g, ngày uống 3 - 6g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.
Trị trẻ nhỏ bị chốc đầu, rụng tóc: bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.
Trị trẻ nhỏ chốc đầu, lở ngứa do nấm: ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương, sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
Trị sâu răng, nhức răng: quả bồ kết tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính nhét vào chân răng.
Trị nhức răng, sâu răng: lấy quả bồ kết nướng cháy đen, bẻ vụn rồi ngâm với rượu trắng (1 phần bồ kết, 4 phần rượu). Để qua 1 ngày, 1 đêm rồi mang thuốc này ra ngậm, nhổ đi rồi lại ngậm, làm vài ngày là khỏi.
Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang: đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi, mũi sẽ thông và dễ thở hơn.
Thông mũi, tỉnh não: hãm nước từ trái bồ kết tươi hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm của bồ kết có tác dụng thông tắc mũi, ngạt mũi, thông khí, sảng khoái tinh thần.
Trị ho: bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ giảm đường huyết: trong trái và gai bồ kết có một số chất giúp hạ đường huyết rất hiệu quả, tuy không có tác dụng mạnh và giảm đường huyết nhanh như công dụng của insulin, nhưng nó có thể giúp bệnh nhân giảm một cách từ từ, ổn định mà không gây ra tụt huyết áp quá đột ngột. Trong chất keo của hạt bồ kết tươi có chứa một số chất protein, đường tự nhiên, glycosid… giúp chất xơ hòa tan và những chất ổn định đường huyết. Người bị bệnh đái tháo đường có thể dùng tươi hoặc phơi khô trái bồ kết hãm nước rồi uống dần giúp trị bệnh đái tháo đường. Trong khi uống hàng ngày cần lưu ý lượng đường huyết để có liều lượng phù hợp.
Trị phụ nữ sưng vú: gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g.
Phòng bệnh cho sản phụ: lấy 1 chậu than củi đốt cháy đỏ rồi rải 1 lượt quả bồ kết cùng 1 ít muối cho sản phụ xông.
Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi: dùng 50g hạt bồ kết sao vàng hơi sém, tán thành bột mịn, trộn với hồ nếp, hoàn viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 12 viên, chia làm 2 lần sáng, chiều.
Trị bí đại tiện: lấy 3 - 6g hạt bồ kết sắc đặc rồi uống.
Trị bí đại tiện: lấy 200 hạt bồ kết không mọt, không sâu, tẩm sữa rang vàng, tán nhỏ mịn, hòa với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu to, mỗi lần uống 30 viên sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Trị bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.
Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng: đốt quả bồ kết trên bếp than, hứng khói vào bàn tay hoặc lá trầu rồi ép vào bụng trẻ.
Hỗ trợ tiêu hóa: trong thành phần của trái bồ kết có chứa nhiều chất protein, vitamin E, glycosid (một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Glycosid hơi độc nhưng lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho trực tràng, dạ dày và ruột non, giúp việc hấp thụ thức ăn, hòa tan các chất xơ được diễn ra dễ dàng. Vì vậy, bồ kết được dùng để trị một số bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, trẻ con bị đầy hơi, chống rối loạn tiêu hóa có hiệu quả khá tốt.
Trị trĩ: lấy 15 quả bồ kết cho vào nửa xô nước đun sôi kỹ rồi đổ ra chậu, đợi đến khi nước bớt nóng, có thể thò tay vào được thì cho người bệnh ngồi vào chậu để ngâm. Đến khi nước nguội thì lấy tay đẩy búi trĩ cho thụt vào và băng lại để giữ. Đồng thời lấy 5 quả bồ kết tẩm sữa nướng giòn, tán nhỏ mịn, hòa với mật, đường đặc cho vừa dẻo. Viên hỗn hợp trên thành từng hạt như hạt đậu, mỗi ngày uống 20 viên, uống hết chỗ thuốc đó thì thôi.
Trị giun kim: dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức: dùng 4 - 8g gai bồ kết sắc uống mỗi ngày.
Trị quai bị: lấy một lượng vừa đủ quả bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn, trộn với dấm thanh. Lấy bông thấm thuốc này đắp lên chỗ quai bị, khoảng 20 - 30 phút lại thay thuốc 1 lần.
Trị trứng cá, tàn nhang: lấy 1 chén nhỏ hạt bồ kết, 40g hạnh nhân, hai thứ đem tán mịn. Buổi tối gần đi ngủ thì lấy 1 thìa hỗn hợp trên pha ít nước cho sền sệt rồi bôi lên chỗ có trứng cá, tàn nhang. Sáng dậy rửa sạch.
Trị ghẻ lở lâu năm: lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.
Trị mụn nhọt bọc không vỡ mủ: gai bồ kết 5 - 10g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2- 8g, sắc nước uống.
Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.
Trị rụng tóc:
-  Gội đầu bằng bồ kết nguyên chất: dùng khoảng 300g quả bồ kết khô và nấu với một lượng nước vừa đủ để có thể gội đầu. Nấu nước bồ kết và pha thêm với nước lạnh bên ngoài và gội đầu đều đặn. Đây là cách trị rụng tóc đơn giản từ bồ kết mà người ông bà chúng ta đã từng dùng.
-  Hương nhu và bồ kết: đây là một sự kết hợp khá tốt để giúp mái tóc dày dặn và óng ả hơn.Cây hương nhu trắng có chứa tinh dầu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Dược hiện đại đã chứng minh tinh dầu hương nhu có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn. Có thể nấu chung hương nhu với quả bồ kết thành hỗn hợp và gội đầu hàng tuần để cảm nhận một mái tóc dày và mềm hơn mỗi ngày.
Lưu ý:
Trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.
Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…
Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…
Những người đang đói không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.
(Tổng hợp)

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Sâm Quy Đá - Loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe

Sâm quy đá (hay còn gọi là đương quy rừng, sâm đá trắng) là loại sâm phân bố chủ yếu ở các vùng dãy núi cao. Sâm quy đá có mùi thơm mạnh, vị ngọt, cay tính ấm và chứa hàm lượng saponin lớn giúp bồi bổ cơ thể, lưu thông khí huyết.
1. Mô tả:
Cây sâm đá có những đặc điểm thực vật khá dễ nhận biết:
- Cây: Là loại cây thân thảo sống lâu năm.
- Củ: Có rễ củ, lá mọc vòng.
- Hoa và quả: Hoa tán, quả mọng.
Sâm quy đá phân bố chủ yếu ở khu vực các dãy núi đá cao, khí hậu mát mẻ, môi trường đất có độ ẩm cao, tỉ lệ mùn lớn ( mùn do lá cây phân hủy có màu đen). Đặc biệt với khí hậu và môi trường đất nước của dãy núi Hoàng Liên Sơn luôn cho chất lượng tốt nhất.

2. Công dụng của Sâm quy đá:
- Sâm quy đá hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu máu, suy nhược  cơ thể.
- Tốt cho người mắc bệnh huyết áp thấp.
- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Kích thích hoocmon sinh dục nam nữ.
- Hỗ trợ điều trợ phong thấp, đau nhức xương khớp.

3. Cách sử dụng sâm quy đá:
Sâm quy đá có 2 cách dùng chính đó là dùng dạng tươi và dạng khô.
- Sử dụng dạng củ tươi: 1kg củ sâm quy đá tươi ngâm chung với 5 lít rượi gạo ngon sau 45 ngày sử dụng được. Mỗi lần 30-50ml trước bữa ăn.
- Sử dụng dạng củ khô: Sâm quy đá thái lát phơi khô dùng 30g và 2 lít nước lọc đun sối để nguội sử dụng trong ngày.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Rễ cây Hồng Quân - Khắc tinh của u xơ tuyến tiền liệt

Cây hồng quân (hay còn gọi là cây mùng quân, bồ quân) thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới, thường có trái vào mùa hè. Rễ cây hồng quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 50 tuổi trở lên mắc chứng đái dắt, đái khó, ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang...Ngoài ra, sử dụng rễ cây bồ quân còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền liệt tuyến rất hiệu nghiệm.

1. Mô tả:
Hồng quân hay còn gọi là bồ quân, mùng quân trắng hay mùng quân rừng (danh pháp khoa học: Flacourtia jangomas) là loài cây thuộc họ Liễu sống trong các rừng mưa trên núi có thể sống tại các vùng đây thấp hoặc ở vùng trũng.Loài cây này được trồng nhiều ở Đông Nam Á và Đông Á, ở một số nơi đã trở thành cây hoang dã. Cây hồng quân được trồng chủ yếu ở nơi có khí hậu nhiệt đới, như ở lãnh thổ đông nam á và Việt Nam là một trong những nước có dòng sản phẩm tốt. Hồng quân thường chỉ mọc ở trung du miền đồi núi phía bắc, mỗi năm có quả một lần vào tháng 8 dương lịch đến tháng 9 thì quả chín. Hồng quân là cây mọc thành bụi, cao chỉ 10m. Hoa màu xanh hoặc trắng. Quả ăn tươi, ăn chín hoặc làm mứt, vỏ cây và rễ dùng làm thuốc trong đông y.


2. Công dụng của rễ cây Hồng quân:
Rễ cây được biết đến như một loại thảo dược chống đau răng, ho, cảm, suyễn... rất hiệu quả. Bên cạnh đó, rễ cây Hồng Quân còn được sử dụng làm thuốc sắc, tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 50 tuổi trở lên mắc chứng đái dắt, đái khó, thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết, hơi thở hôi nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang...
Ngoài ra dùng rễ cây Hồng Quân còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền liệt tuyến rất hiệu nghiệm.

3. Cách sử dụng rễ cây Hồng quân:
Rễ hồng quân dùng 30 -40g rửa sạch, và bắt đầu sao khô cùng hạ thổ, bỏ vào nồi nhỏ, nấu  lên  theo công thức 3 bát  nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Những mẩu rễ này có thể sắc di sắc lại vài lần. 

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Cây lưỡi đồng - Liều thuốc chữa ung thư vô cùng hiệu quả

Cây lưỡi đồng hay còn được gọi là "Bạch hoa xà thiệt thảo" / "Cỏ lưỡi rắn", được sử dụng để làm bài thuốc Nam chữa rất nhiều bệnh ung thư như: ung thư gan, ung thư dạ dày,... Không những vậy, cây còn được sử dụng để chữa viêm gan vàng da, chữa lỵ trực trùng, chữa nhọt lở, rôm sảy, vết thương sưng đau và hàng vạn những công dụng đáng quý khác nữa...
1. Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp.


2. Công dụng của cây lưỡi đồng:
-Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…
-Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…
-Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.
-Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60g thuốc khô, tương đương với khoảng 250g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa… 

3. Cách sử dụng:
Tùy theo mục đích sử dụng của từng loại bệnh lí mà cách chế biến loài cây lưỡi đồng cũng có sự khác nhau:
-Chữa ung thư gan: Cây lưỡi đồng 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa ung thư dạ dày: Cây lưỡi đồng 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.
-Chữa viêm họng: Cây lưỡi đồng 30g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa phù thũng: Cây lưỡi đồng 40g, rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa viêm gan vàng da: Cây lưỡi đồng 60g, chó đẻ răng cưa 30g, nhân trần 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa sỏi mật: Cây lưỡi đồng 30g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Cây lưỡi đồng 40g, nhân trần 40g, kim tiền thảo 40g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…
-Chữa lỵ trực trùng: Cây lưỡi đồng 30g, rau sam 20g, lá mơ tam thể 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa lỵ, viêm phần phụ: Cây lưỡi đồng 40g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).
-Chữa nhọt lở: Cây lưỡi đồng 30g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa rôm sảy: Cây lưỡi đồng, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.
-Chữa vết thương sưng đau: Cây lưỡi đồng 200g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa mụn nhọt: Cây lưỡi đồng 60g, bồ công anh 20g, bèo cái 20g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
-Chữa rắn cắn: Cây lưỡi đồng 100g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Cây một lá- Liều thuốc dân gian từ bao đời

Cây một lá là một loại cây rất quý hiềm và khó tìm, các đồng bào dân tộc thường dùng cây một lá để chữa bệnh. Theo dân gian, cây có tác dụng chữa trị bệnh lao phổi hiệu quả, hỗ trợ bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến phổi.

1. Mô tả:
Cây một lá, còn có tên thanh thiên quỳ hay bầu thoọc (bầu là lá, thoọc là một) hay chân châu diệp là một cây địa sinh, loại cỏ sống lâu, cao từ 10-20cm. Thân rất ngắn, củ tròn to, có thể nặng tới 1,5-20g. Thẳng từ củ, chỉ mọc lên có một lá riêng lẻ sau khi hoa tàn. Lá hình tim tròn, xếp theo các gân lá hình chân vịt, đường kính 10-25cm mép uốn lượn. Gân lá toả đều từ cuống lá, cuống lá dài 10-20cm, màu tím hồng. Cụm hoa có cán dài 20-30cm. Hoa thưa 15-20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục.
Lá đài và cánh hoa giống nhau. Cánh môi 3 thuỳ, có rất nhiều gân, có lông ở quãng giữa, thuỳ bên và thuỳ tận cùng hình ba cạnh, cột dài 6mm, phồng ở đỉnh. Ra hoa tháng 3-4-5, quả nang vào các tháng 4-5-6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toàn hoa giống như chiếc đèn lồng. Quả hình thoi, trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2-3cm. Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.

2. Công dụng của cây một lá:
Trong đông y, cây một lá loại cây có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có nhiều công dụng chữa trị bệnh:
- Lá cây làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm.
- Làm thuốc bổ bồi dưỡng cơ thể
- Trị ho lao phổi, làm mát phổi, viêm phế quản
- Trị viêm miệng, viêm họng cấp tính, tạng lao.
- Dùng cho trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đòn ngã tổn thương, viêm mủ da.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!