Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Công dụng và cách sử dụng Rượu Cá Ngựa

Cá ngựa còn gọi với tên khác là hải mã - một loại động vật sống dưới biển có tác dụng tăng cường hoạt động tình dục rất tốt. Cá ngựa được xem là một loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.

1. Mô tả cá ngựa:
Cá ngựa có tên gọi khác là hải mã/ thủy mã/ mã đầu ngư/ hải long/ thủy mã. Tên khoa học là Hippocampus, họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Cá ngựa có nhiều loại với kích cỡ và màu sắc khác nhau, nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to, bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ.

2. Công dụng của rượu cá ngựa:
Theo y học cổ truyền, cá ngựa khi ngâm rượu sẽ có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào kinh can thận. Có tác dụng ôn thận, bổ thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, nam giới bất lực về sinh lý, nữ giới lãnh cảm, di tinh di niệu, suy nhược cơ thể, vô sinh hiếm muộn. Ngoài ra, cá ngựa còn được dùng trị đau lưng, thoái hóa cột sống, mụn nhọt, sang lở, hen suyễn…

3. Cách chế biến:
- Cách chế rượu cá ngựa tươi: Cá ngựa tươi 100g, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (60-70 độ), trong ba tháng (Tỉ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn). Chú ý mua rượu phải đủ độ cồn thì mới ra hết chất bổ.

- Cách chế rượu cá ngựa khô: Cá ngựa khô 100g, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (Chỉ cần rượu 35-40 độ là đủ) – Tỉ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn) và thời gian ngâm giữa các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Ngâm chung với 1 vị thuốc ba kích như sau đương quy, hà thủ ô đỏ, đan sâm, mỗi vị 100g; ngưu tất, dâm dương hoắc, huyết giác, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 6g ngâm chung cá ngựa.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Tác dụng không ngờ của cây lá Neem - "Cây soan chịu hạn" tại Việt Nam

Cây lá neem được mệnh danh là “cây thần dược” vì trị được rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường đã có thể giữ được lượng đường trong máu ổn định nhờ uống trà lá cây này.  Kế đó là nó giúp trị các bệnh về da như mụn, trứng cá, lở loét, da nhăn, da khô, vẩy nến, đầu bị gàu,…  Rồi cả các bệnh khác như viêm gan, viêm dạ dầy, trị loét dạ dầy, loét ruột, táo bón, đau nhức, bệnh qua đường tình dục...
1. Mô tả:
Cây lá neem (hay còn gọi là sầu đâu, xoan Ấn Độ...) được sử dụng từ hơn 4.000 năm trước tại Ấn Độ, giúp làm đẹp bằng nhiều cách đơn giản như làm nước tắm, mặt nạ trị mụn hay bổ sung tinh chất làm đẹp collagen. 
Cây lá neem là một trong những loại thảo dược quý giá bậc nhất, với công dụng chữa trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Thành phần dưỡng chất bên trong cây này được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới, và được chứng minh về tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Lá neem đã được người Ấn Độ sử dụng cách đây 4.000 năm để trị các vết thương ngoài da và dùng trong một số nghi lễ tế cúng. Cây lá neem có giá trị cao và công dụng quý giá nhưng lại rất dễ trồng, chỉ cần môi trường nóng và khô là cây sống được, cũng chính vì thế mà cây này trồng được tại Việt Nam với tên gọi "cây soan chịu hạn".
  

2. Công dụng của lá neem:
Qua phân tích thành phần, các nhà khoa học cho thấy lá neem chứa các hoạt chất điển hình như:  nimbin, desacety lnimbinase nimbinene, nimbolide, nimbandial và quercentin. Hàm lượng dưỡng chất phong phú và dồi dào như thế, nên lá neem được ứng dụng trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, cả ngoại khoa và nội khoa.

Các bệnh nhiễm trùng:

Cây lá neem có thể chữa được các bệnh do vi khuẩn gây nên như: viêm họng, bệnh lao,… hay các nhiễm trùng do vi khuẩn như: cảm cúm, nấm ăn da, giời leo, mụn nước, lở miệng,… Bạn có thể chữa trị bằng cách uống trà lá neem hoặc đem lá neem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị nhiễm nấm, hay lở loét. Kiên trì áp dụng trong vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Các bệnh về da

Các bệnh về da như: gàu, vảy nến, eczema, bạch biến, mụn nhọt,… đều có thể chữa trị hiệu quả bằng cách dùng lá neem. Bạn nên mua xà phòng chuyên dụng có tinh chất lá neem để tắm gội hàng ngày, góp phần khử trùng và diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, có thể dùng lá neem pha nước tắm cùng một ít muối để gia tăng công hiệu. Đối với mụn nhọt, bạn nên mua tinh chất trị mụn bằng lá neem tại các hiệu thuốc để thoa lên, kết hợp giữ vệ sinh vùng da mụn thật tốt nhé!

Các bệnh về tim mạch và tuần hoàn

Cây lá neem không chỉ chữa được các bệnh ngoài da, mà còn góp phần điều trị các bệnh nội khoa như bệnh tim mạch và tuần hoàn máu. Bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu hay dư thừa cholesterol máu có thể uống trà lá neem hàng ngày. Các hoạt chất bên trong lá neem hỗ trợ thanh lọc máu, loại bỏ cặn bã và giúp điều chỉnh tuần hoàn máu tốt hơn.

Các bệnh về tiêu hóa

Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, trĩ,… cũng được điều trị hiệu quả với lá neem. Uống trà lá neem góp phần thanh lọc ống tiêu hóa, bạn có thể pha thêm gừng để tăng độ ấm cho cơ thể. Trà lá neem sẽ bảo vệ dạ dày và giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Bệnh tiểu đường

Một tin vui cho các bệnh nhân tiểu đường là cây lá neem sẽ giúp ích rất nhiều để ổn định lượng đường trong máu, góp phần chữa trị tiểu đường hữu hiệu. Người bệnh có thể pha trà với 5 lá neem tươi, hoặc nhai sống lá neem. Bên cạnh đó, cũng có các sản phẩm bào chế lá neem thành dạng viên uống thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường dùng mỗi ngày. Sau 30 ngày dùng, bạn nên đi đo lại chỉ số đường huyết, kết quả có thể làm bạn bất ngờ đấy!

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Thài Lài - Loài cây cảnh chữa được bệnh

Thài lài hay còn gọi là Rau trai, trai thường... có tác dụng chữa đái buốt, giải nhiệt, táo bón rất tốt. Đây cũng là vị thuốc sử dụng trong các bài thuốc nấu nước sâm. 

1. Mô tả:
Cây thảo sống hằng năm cao 20-60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4-9cm, rộng 1,5-2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.

2. Phân loại:
Cỏ thài lài tím thì chủ yếu dùng làm cây cảnh, vì toàn thân cây màu tím, hoa nhỏ có 3 cánh, mỗi cánh có một màu khác nhau, trắng, tím, hồng rất đẹp.
Cỏ thài lài trắng là loại cỏ dại mọc hoang dã ở khắp nơi, chữa được nhiều bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, kiết lỵ, trị ung nhọt, vết côn trùng cắn…

Thài lài tía


Thài lài trắng

3. Công dụng của thài lài:
Theo Đông y thì cỏ thài lài có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, chữa kiết lị, giải độc lợi tiểu, tiêu thũng, lương huyết, trừ ho, chữa đái buốt, táo bón, chữa mụn nhọt, chốc lở, bạch đới, đái đục, phong nhiệt đau đầu, chứng viêm cầu thận...
Cỏ thài lài có vị ngọt, tính hàn có tác dụng lợi tiểu, giải độc tốt cho gan và thận. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Cỏ thài lài không độc nên có thể dùng như loại rau hàng ngày.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Chỉ Xác - Vị thuốc quý trong đông y

Chỉ xác cüng giống như Chỉ thực, Chỉ thực dùng quả non, còn Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, thường bổ đôi để phơi cho mau khô. Đây được coi là thảo dược có công dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa, giảm đau tức, tiêu đờm, trừ thấp, lợi tiểu...

1. Mô tả:
Cả hai vị Chỉ Thực (Fructus Aurantii immaturus) và Chỉ Xác (Frustus Aurantii) đều là quả của cây Cam chua (Citrus aurantium L.), họ Cam (Rlltaceae). Thu hái lúc quả non (ta được Chỉ thực), thu hái khi quả già (ta được Chỉ xác), đem bổ đôi, phơi hoặc sấy khô.
Dược liệu Chỉ thực có hình bán cầu, một số có hình cầu, màu đen hoặc màu lục nâu thẫm. Chỉ thực có mùi thơm mát, vị đắng hơi chua. Dược liệu Chỉ xác có dạng hình bán cầu, màu nâu thẫm hoặc màu nâu. Chỉ xác có mùi thơm, vị đắng hơi chua.


2. Công dụng của Chỉ thực, Chỉ xác:
Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong đông y.Theo tài liệu cổ chỉ thực và chỉ xác vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đờm, trừ bỉ, lợi cách, khoan hung. Chỉ thực Chỉ xác tác dụng giống nhau nhưng Chỉ xác yếu hơn. Mặc dù trong các quả này lúc tươi có chứa tinh dầu, nhưng người ta ít chú ý dùng tinh dầu, vì các vị này càng để lâu càng cho là tốt hơn.
Dược liệu Chỉ thực, Chỉ xác có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau tức, tiêu đờm, trừ thấp, lợi tiểu và làm săn se. Dùng chữa các chứng bệnh: Bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, ngực đau, sa dạ dày, sa dạ con…

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Ngũ Trảo Long - Loài thảo dược quý không phải ai cũng biết

Cây ngũ trảo còn gọi là cây mẫu kinh, hoàng kinh, ngũ trảo phong, chân chim... Theo Đông y, ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa.
1. Mô tả:
Cây ngũ trảo là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 5m,cành non hình vuông có lông mịn màu xám. Lá mọc đối, 3 – 5 lá chét, hình trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt hoặc lam tía, mùa hoa tháng 11. Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra quả từ tháng 5 đến tháng 7, cây thường mọc hoang và trồng làm hàng rào, làm cảnh vì lá đẹp, thơm, dùng làm thuốc. 
Lá, chồi, vỏ thân, hột đều có dược tính: có tính thu liễm, trấn thống, trị kinh phong, thấp khớp, chống bướu.


2. Công dụng và cách sử dụng cây ngũ trảo:
- Giải biểu, giải nhiệt: dùng trong chứng cảm, sốt để thanh nhiệt, giải độc (dùng lá nấu uống; lá Ngũ trảo, Sả, Bưởi… nấu nồi xông).
- Hóa thấp tiêu đờm, giảm đau, trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu lỏng, đau bụng kinh, đau răng (dùng lá Ngũ trảo sắc uống).
- Khu đờm, trị ho, dùng trong phế quản viêm, suyễn; làm long đờm, dễ khạc, giảm ho và trị viêm (lá Ngũ trảo độc vị hoặc thêm Cam thảo sắc uống).
- Trị thấp khớp: lá Ngũ trảo khô, sao vàng thêm lá Lốt sắc uống.
- Trị đau nhức khớp xương, sưng bầm, đau đầu: lá Ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 370C bó chỗ sưng đau. Sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Cây Xô Thơm - Thảo dược trị viêm họng, cảm cúm vô cùng hiệu quả

Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá nên cây xô thơm có tác dụng giảm viêm đau, trị viêm họng cực hiệu quả. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm ngay triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
1. Mô tả:
Cây Xô Thơm (Sage) được trồng khắp thế giới, được sử dụng cho nhiều mục đích ẩm thực và y học từ hàng ngàn năm. Cây Xô Thơm còn được ví như “Nhà hiền triết” hay “Nhà thông thái”, có tác dụng tăng cường trí nhớ.
Hương vị của lá Xô Thơm chủ yếu là nồng ấm, cay nhè nhẹ, the the có pha chút đắng. Cây Xô Thơm có hương thơm hoang dại và man mát. Có thể ví cây Xô Thơm như những cơn gió heo may, bởi cái vị tê tê man mát mà nó đọng lại nơi đầu lưỡi.


2. Công dụng của cây Xô Thơm:
- So với các loại thảo dược truyền thống khác, cây Xô Thơm là một thảo dược dược sử dụng trong y học từ lâu đời, chứa những kháng sinh tự nhiên và có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin- thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.
- Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Anh phía bắc của Newcastle và Northumbria đã xác nhận nó một cách khoa học: Chiếu xuất tinh dầu từ lá Xô Thơm thực sự làm tăng trí nhớ, đặc biệt là những bệnh nhân Alzheimer. Theo đó nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác.
- Được ghi trong dược điển châu Âu, cây Xô Thơm có công dụng chính là kháng viêm, nhất là viêm họng, miệng, viêm lưỡi dùng dạng thuốc súc miệng, dùng dưới dạng trà trị khó tiêu, rối loạn đường ruột, tiêu chảy. Không những vậy, cây Xô Thơm còn phổ biển trong y học dân gian để điều trị viêm họng và hỗ trợ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Người dùng có thể đun lá Xô Thơm thành dạng trà, với hương vị hơi đắng một chút. Để dễ uống hơn thì cho thêm chút mật ong – một chất khử trùng tự nhiên khiến trà ngon hơn và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Những nghiên cứu mới cho thấy cây Xô Thơm có tác dụng giảm sưng đau khi bôi là nhờ acid ursolic, còn các tinh dầu thì tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi và kháng ung thư. Cây Xô Thơm cũng có tác dụng kháng tiết mồ hôi khi bôi ngoài da. Phụ nữ cho con bú không được dùng vì nó kháng tiết sữa. Cây Xô Thơm điều hòa kinh nguyệt và hạ đường huyết.
- Phát hiện mới nhất trong 10 năm gần đâu là dầu hạt cây Xô Thơm rất giàu acid béo omega-3, omega-6 và omega-9  rất cần cho hoạt động trí não và bảo vệ tim mạch.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Xích Đồng Nam - Loại cây chữa "bệnh phụ nữ" rất hiệu quả

Theo Đông y, xích đồng nam có tác dụng như dùng cây bạch đồng nữ, chữa bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa sài mạch lươn ở trẻ em.
1. Mô tả:
Xích đồng nam là loài cây bụi, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, có nơi còn gọi là mò hoa đỏ, lẹo cái…tên khoa học là Clerodendron paniculatum L. Cây xích đồng nam có thể sử dụng được toàn thân, thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi. Rễ rửa sạch, phơi khô, xắt lát, sắc uống.


2. Công dụng:
Theo Đông y, xích đồng nam có tác dụng như dùng cây bạch đồng nữ, chữa bạch đới khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa sài mạch lươn ở trẻ em. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc. Ngoài ra, xích đồng nam còn có tác dụng chống viêm, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng… Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở. 

3. Một số bài thuốc từ cây Xích Đồng Nam:
- Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao. Ngày 15 - 20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên.
- Chữa vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: Rễ bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, sắc uống.
- Chữa sản phụ sau khi ra nhiều khí hư. Dùng lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 20g, bạch đồng nữ 12g, xích đồng nam 12g, tất cả đem thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống thay trà hằng ngày.
- Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Xích đồng nam, bạch đồng nữ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo, bồ công anh 12g, rau dừa nước 15g, sắc uống.
- Chữa các chứng lậu đái buốt, đái dắt, đái ra máu, ra sỏi, đái chất nhầy: Xích đồng nam, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, thịt ốc nhồi, mỗi thứ một nắm, sắc uống.
- Điều can, giải uất, thanh nhiệt: Xích đồng nam (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 250ml uống.

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này của chúng tôi, hãy liên lạc qua hotline: 0943.968.958/ 0936.368.258 hoặc qua trang web thuochay.vn nhé!