Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ bằng hồ sơ sức khỏe My Health

Ứng dụng My Health về quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe miễn phí đã được một công ty chuyên về nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tiện ích, ra mắt tại Hà Nội.
tính năng my health 2
Sở hữu giao diện mới đơn giản và tinh tế, màn hình tương tác thân thiện và thông minh, các thao tác của người dùng trên ứng dụng My Health được đảm bảo sử dụng nhanh chóng, hoạt động dễ dàng trên cả máy tính và điện thoại giúp cho việc theo dõi sức khỏe thuận tiện suốt cuộc đời.
Ứng dụng hữu ích cho những ai đang có con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, để giúp người dùng ghi nhớ lịch tiêm chủng.
Ngoài ra, với phương thức quản lý này, người dùng có thể lựa chọn chia sẻ bất cứ dữ liệu nào hoặc toàn bộ dữ liệu đang được lưu trữ cho cá nhân khác như thành viên gia đình, để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu và rất nhiều tiện ích khác nhằm hỗ trợ người dùng chăm sóc sức khỏe.
Ứng dụng My Health được sử dụng trên máy tính cá nhân, thiết bị liên lạc di động dùng hệ điều hành iOS (Tải tại đây) hay Android(Tải tại đây)./.
Nguồn: vietnamplus.vn

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Hướng dẫn đăng ký sử dụng My Health

Sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nhu cầu của con người tăng cao trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. Để đáp ứng điều này, My Health ra đời tạo ra một giải pháp quản lý lưu trữ hồ sơ sức khỏe cá nhân online.
tính năng my health 2.jpg
My Health là một ứng dụng quản lý sức khỏe dành cho người dùng, trong đó tập trung vào việc lưu trữ hồ sơ bệnh sử và dần dần cung cấp các giải pháp thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. My Health có hệ thống tính năng và giao diện được tổ chức một cách đơn giản, thân thiện và phù hợp với đa số người dùng phổ thông, kể cả các trường hợp có ít kiến thức về sử dụng phần mềm hay điện thoại thông minh cũng có thể sử dụng được ngay từ lần truy cập đầu tiên.
Để sử dụng ứng dụng My Health chỉ cần một thiết bị di động chạy hệ điều hành iOS (iPhone, iPad) hoặc Android có kết nối Internet là có thể dùng được.
Tại tài khoản trên My Health
Để sử dụng My Health bạn cần download ứng dụng trên mobile.
Bước 1: Vào ứng dụng CH Play hoặc App Store -> Gõ tìm kiếm My Health chọn cài đặt.
Bước 2: Sau khi cài đặt xong bạn mở ứng dụng My Health để đăng ký bằng cách tạo tài khoản (có thể tạo bằng gmail và facebook, số điện thoại)
Bước 3: Bạn điền đầy đủ thông tin (Số điện thoại chỉ được đăng ký một tài khoản) và tạo mật khẩu (ít nhất 6 ký tự)
Bước 4: Nhắn tin kích hoạt tài khoản theo cú pháp “MH DK” gửi 8336
Bước 5: Hoàn tất và bắt đầu cập nhật thông tin sức khỏe.
tính năng my health
Một số tính năng nổi bật của My Health
Phần mềm: Quản lý và lưu trữ hồ sơ sức khỏe cá nhân
Phát triển: Công ty TNHH Một Thành Viên My Health

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Lợi ích vượt trội của My Health khi đưa con đi tiêm phòng

Bạn không nhớ hiện tại đã tiêm cho con những mũi nào rồi, tháng này sẽ cần tiêm mũi nào tiếp theo?
Bạn bị mất sổ tiêm hoặc quên sổ tiêm khi đi tiêm chủng?
Bạn luôn bận rộn công việc, quên mất đã tới ngày tiêm cho con?
Bạn cần tìm hiểu thông tin về một loại vắc-xin?
Nếu bạn chỉ sử dụng Sổ tiêm giấy để theo dõi cho con, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm một mũi tiêm hay có thể bỏ lỡ một mũi tiêm quan trọng nào đó. Tuy nhiên, nếu dùng My Health, bạn sẽ không còn phải lo lắng về điều đó nữa. Ứng dụng giúp bạn quản lý, lên lịch mũi tiêm kế tiếp dựa theo lịch mũi tiêm đó.
my-health
Ứng dụng My Health cung cấp các đặc tính nổi bật:
-Ghi lại nhật ký các mũi tiêm, chưa tiêm, tên vắc xin, ghi chú mũi tiêm
-Đặt lịch tiêm cho mũi tiêm tiếp theo qua đó My Health giúp bạn nhắc nhở lịch tiêm tiếp theo.
-Xem lại thông tin chi tiết mũi tiêm
-Liên tục cập nhật các loại vắc xin mới, lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
-Cho phép theo dõi lịch tiêm của nhiều bé, tự động lên lịch tiêm chủng theo ngày sinh của bé
-Đặc biệt, bạn có thể theo dõi sức khỏe cho cả gia đình thông qua ứng dụng của My Health.
Bạn tạo ra các tài khoản phụ thuộc cho mỗi thành viên, bố, mẹ, con… Điều này giúp bạn ghi chép lại một cách thuận tiện, quản lý giúp bạn khi đi khám bệnh ở bất kỳ nơi nào một cách nhanh nhất.
15 (1)
Khi bạn ghi chép sức khỏe bác sĩ qua đó sẽ chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, nhanh chóng giúp bạn phương pháp điều trị hiệu quả. Điều này giúp một phần vấn đề y tế hiện nay giảm ùn tắc trong các bệnh viện.
Tìm hiểu thêm tại: http://myhealth.com.vn/

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Thói quen tự kiểm soát bảo vệ sức khỏe chưa tốt

Trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, cùng với sự bao phủ rộng rãi của internet và những tiến bộ của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong CSSK, người bệnh ngày càng có nhu cầu được tiếp cận nhiều hơn, theo cách linh hoạt và chủ động hơn với các thông tin về việc CSSK của họ. Mặt khác, khi chi phí CSSK ngày một gia tăng, nhiều người tin rằng bệnh nhân phải được tham gia nhiều hơn vào việc CSSK của họ, đóng vai trò chủ động trong việc quản lý các chăm sóc của họ, và có trách nhiệm lớn hơn cho chi phí và chất lượng của nó. Những điều này đã thúc đẩy sự ra đời của ứng dụng “Hồ sơ sức khỏe được kiểm soát bởi cá nhân” (gọi tắt là Hồ sơ sức khỏe cá nhân, Personal health record, hay PHR).
Theo định nghĩa của Hiệp hội Quản lý thông tin y tế Hoa Kỳ (AHIMA), PHR là một nguồn thông tin sức khỏe cần thiết cho cá nhân, được lưu trữ dưới dạng điện tử, sẵn có mọi lúc mọi nơi và trọn đời để hỗ trợ các quyết định về sức khỏe. Thông qua PHR, cá nhân có thể tiếp cận, quản lý và chia sẻ thông tin sức khỏe của họ, và của cả những người mà họ được ủy quyền, trong một môi trường riêng tư, an toàn và bảo mật. Trong đó, quyền quyết định việc truy cập vào PHR là thuộc về cá nhân. Mặc dù nhiều bệnh án điện tử cho một bệnh nhân có thể cùng tồn tại, nhưng chỉ có một PHR sẽ tồn tại. Tuy nhiên, PHR là một hồ sơ riêng biệt và không có giá trị thay thế các kết luận chuyên môn của người thầy thuốc.
Dữ liệu sức khỏe của cá nhân được lưu trữ trong PHR có thể lấy từ nhiều nguồn, từ các thiết bị được kết nối với cá nhân người bệnh cho tới dữ liệu sức khỏe từ bệnh án điện tử được lưu trữ trong hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK, với các thông tin như kết quả chẩn đoán y khoa, thuốc điều trị, tiêm chủng, tiền sử bệnh tật gia đình, các hành vi liên quan đến tự chăm sóc và tự theo dõi sức khỏe, liên hệ nhà cung cấp dịch vụ.
Một khả năng khác đang được mong đợi là PHR có thể kết nối dữ liệu từ các thiết bị liên quan đến sức khỏe như cảm biến gia tốc, con quay hồi chuyển, cân không dây, dây đeo cổ tay, đồng hồ thông minh. Dữ liệu thu thập được từ các thiết bị này có thể bổ sung cho PHR và giúp phát hiện các nguy cơ đối với sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, việc PHR có thể tự động kết nối dữ liệu từ các thiết bị cảm biến sinh học với các bản ghi sức khỏe được lưu trữ để chuyển thành kiến thức hữu ích vẫn còn là một thách thức.11
PHR có thể được thiết kế dưới nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm: dạng phần mềm độc lập dành cho máy tính cá nhân; định dạng web an toàn được duy trì bởi một bên thứ ba, cho phép người dùng lưu trữ thông tin của họ trong tài khoản cá nhân online, và phải đăng nhập bằng tên đăng nhập và mật khẩu riêng của họ (các tính năng có thể có như gửi e-mail an toàn, chia sẻ tài liệu, đàm thoại video với nhân viên CSSK để được tư vấn tại nhà); định dạng tích hợp với bệnh án điện tử được lưu trữ trong hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK, với việc hợp nhất các dữ liệu được nhập vào hệ thống bởi cả người bệnh và nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra cho người dùng cái nhìn toàn diện hơn về các thông tin y tế có liên quan. PHR định dạng web được đánh giá cao, nhờ khả năng cho phép người dùng tiếp cận với kho thông tin được lưu trữ một cách linh hoạt, tại bất kỳ thời gian và địa điểm nào, vì người dùng ngày càng tăng sự tiếp cận internet cho các dịch vụ CSSK của họ.10
PHR được xem như một công cụ quản lý dữ liệu để giúp cho người dùng trở thành người tham gia chủ động hơn trong việc quản lý sức khỏe của họ, cũng như hỗ trợ họ đưa ra các quyết định về lâm sàng.13 Trên cơ sở các dữ liệu được lưu trữ, PHR có thể sử dụng các phương pháp đặc thù để dự đoán các vấn đề sức khỏe, đồng thời giúp người bệnh cải thiện việc CSSK của họ. Các công nghệ được sử dụng để xử lý các dữ liệu liên quan đến sức khoẻ bao gồm máy học, nhận dạng khuôn mẫu, toán học ứng dụng, thống kê, hệ thống chuyên gia, chia sẻ dữ liệu và thuật toán trí tuệ nhân tạo.11 Một khảo sát được thực hiện bởi Baorto và Cimino (2000) đã được sử dụng để phát triển các liên kết cụ thể theo nội dung (còn gọi là InfoButton) trong Hệ thống thông tin lâm sàng bệnh nhân (PatCIS). Nó cho phép những người dùng không hiểu biết về kiến thức y học có thể hiểu được những kết quả xét nghiệm của họ, bằng cách đưa ra giải thích về các thuật ngữ bằng các đường dẫn liên kết tới các nguồn thông tin có khả năng tiếp cận được trên web. Tính năng InfoButton có thể được nhúng vào giao diện của người sử dụng PHR để cho phép giải thích một cách đơn giản, giúp người dùng đưa ra các quyết định sáng suốt liên quan đến vấn đề quản lý sức khỏe cá nhân như chuẩn bị xét nghiệm, giải thích các báo cáo chẩn đoán, nguy cơ bệnh tật, và chế độ điều trị thuốc.13
PHR cũng là một công cụ hữu ích để cung cấp dữ liệu bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp. Với khả năng cho phép người bệnh quản lý quyền truy cập vào PHR, các dữ liệu sức khỏe trong PHR có thể được truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng bởi một người khác được sự đồng ý của bệnh nhân để phục vụ mục đích cấp cứu.
Ngày nay, sức khỏe cộng đồng đang phải đối mặt với những đại dịch toàn cầu và các vấn đề vượt ra ngoài đất nước, như ung thư, cúm, AIDS, đái tháo đường và béo phì. Người bệnh khi di cư hoặc du lịch từ một đất nước này sang một đất nước khác có thể tận dụng PHR riêng của họ để có được các dịch vụ y tế nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cùng với sự gia tăng việc áp dụng công nghệ không dây và các thiết bị di động, điều này tạo ra cơ hội để cung cấp các dịch vụ CSSK tới bệnh nhân thông qua một PHR chuẩn thế giới, mặc dù vẫn còn nhiều thử thách để đạt được những lợi ích này.11
Từ kinh nghiệm triển khai tại một số nước trên thế giới đi đầu trong việc đưa PHR trở nên sẵn có đối với người bệnh cho thấy, việc chấp nhận sử dụng PHR có liên quan mật thiết với xu hướng văn hóa, đặc biệt là các hoạt động sử dụng internet nói chung trong cộng đồng và ý thức về vấn đề tự chăm sóc, bên cạnh đó là khả năng các dữ liệu từ hồ sơ bệnh án y khoa của người bệnh có thể được tích hợp vào PHR.
Tại Châu Âu, nhu cầu được nâng cao mức độ tự chăm sóc và vai trò của PHR trong đó đã trở thành chủ đề nhất quán trong thời gian các nhà hoạch định chính sách xem xét tương lai của CSSK trên khắp Châu Âu. Điều này được thể hiện trong báo cáo tháng 5/2012 của Nhóm đặc trách về y tế điện tử (e-Health) tới Ủy ban Châu Âu, với tên gọi là “Thiết kế lại y tế ở Châu Âu cho năm 2020”. Báo cáo đã lưu ý một số đòn bẩy cho sự thay đổi, đầu tiên là “Dữ liệu của tôi, quyết định của tôi”, đồng thời nhấn mạnh cá nhân được là chủ sở hữu dữ liệu sức khỏe của riêng họ. Dẫn đầu xu hướng e-Health và ứng dụng PHR ở Châu Âu là Đan Mạch, nơi có 5,5 triệu dân, trong đó trên 95% dân số có tiếp cận internet, và khoảng 90% dân số sử dụng internet để tìm kiếm các thông tin sức khỏe. Tại đây có hệ thống bệnh án điện tử phổ cập, tích hợp cổng thông tin dịch vụ PHR quốc gia. Vì vậy, nó là sẵn có cho bất cứ công dân Đan Mạch nào. Cổng dịch vụ PHR được thiết lập bởi chính phủ của đất nước này có tên là Sundhed.dk, được đưa vào áp dụng từ năm 2003. Đây là một website để người dân khi truy cập sẽ có thể xem lại các chẩn đoán và điều trị từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện của riêng cá nhân họ, đặt lịch hẹn với bác sĩ, theo dõi việc tuân thủ điều trị thuốc của cá nhân, tra cứu danh sách các lượt xếp hàng đợi khám gần nhất và thông tin xếp hạng chất lượng của các bệnh viện, tiếp cận hệ thống quản lí bệnh tật địa phương ở các phòng khám ngoại trú, … Ngoài ra, ở các khu vực khác thuộc Châu Âu, các thẻ thông minh được lưu giữ bởi người bệnh được áp dụng rộng rãi. Ví dụ như tại Pháp, Đức, Áo. Chúng chủ yếu được sử dụng cho mục đích bảo hiểm y tế.
Tại Mỹ, trong năm 2009, một nghiên cứu được xuất bản bởi Tạp chí của Hiệp hội thư viện y khoa đã kết luận có đến 91 sản phẩm PHR khác nhau ở Mỹ, từ dạng ứng dụng độc lập, với tất cả thông tin y tế được nhập vào bởi người bệnh (những thông tin này có thể được lưu giữ trực tuyến, hoặc lưu trữ điện tử trên một chiếc thẻ thông minh hay một số thiết bị di động khác như ổ đĩa flash để cung cấp các dữ liệu cấp cứu quan trọng) cho đến dạng toàn diện nhất là PHR được kết nối với hồ sơ bệnh án y khoa chính thức của người sử dụng, với thông tin được nhập vào bởi cả bác sĩ và người bệnh. Chúng đưa ra nhiều tiện ích cho người sử dụng như mua lại thuốc theo đơn; xem thông tin của lần thăm khám trước đó, kết quả xét nghiệm, thông tin chủng ngừa, dị ứng; gửi tin nhắn an toàn tới một đội ngũ lâm sàng để đưa ra các câu hỏi liên quan đến sức khỏe … Đi tiên phong trong việc đưa ra sản phẩm PHR toàn diện (tức là PHR được kết nối với hệ thống bệnh án điện tử) và được sử dụng phổ biến tại Mỹ có thể kể đến như My Health Manager (ứng dụng được phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ CSSK Kaiser Permanente của Hoa Kỳ – đơn vị hoạt động tại 9 tiểu bang và quận Columbia, phục vụ 8,7 triệu thành viên với 36 bệnh viện và trung tâm y tế, 533 cơ quan y tế), My HealtheVet (ứng dụng được phát triển bởi Cơ quan quản lý Y tế cựu chiến binh Hoa Kỳ)… Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ cũng khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra dịch vụ cho phép người dùng tải xuống ngay lập tức một bản copy của PHR của họ về máy tính để lưu trữ bản điện tử hoặc in ra nếu cần. Một dịch vụ khác nữa là giúp chia sẻ thông tin trong PHR với thành viên gia đình/ người chăm sóc, hoặc với một bác sĩ hay nhà cung cấp dịch vụ y tế khác.14
Tại Úc, cũng là một đất nước đi đầu trong việc đưa PHR sử dụng trong cộng đồng, với hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia (có tên là My Health Record) được thiết lập từ tháng 7/2012. Mục đích của nó nhằm tăng cường sự tham gia của người bệnh trong việc tự quản lý sức khỏe, bằng cách để họ được truy cập vào hồ sơ sức khỏe của riêng họ (hồ sơ này bao gồm các thông tin được nhập vào hệ thống bởi nhà cung cấp dịch vụ CSSK như thông tin về chủng ngừa, kết quả, hình ảnh chẩn đoán và điều trị, và các thông tin có thể được thêm vào bởi người bệnh như tiền sử bệnh/tật, dị ứng, thuốc đang điều trị, kế hoạch CSSK cá nhân), tăng cường chất lượng chăm sóc thông qua việc giao tiếp và chia sẻ thông tin sức khỏe giữa người bệnh và chuyên gia y tế. Trong năm tài chính 2012-2013, dự án của Chính phủ Úc có khoảng 500.000 công dân tham gia dịch vụ PHR, con số này tăng lên 2,6 triệu người trong vòng 3 năm sau đó. 14
Ở Canada, Trung tâm khoa học Y tế Sunnybrook cũng đã cung cấp ứng dụng PHR cho bệnh nhân của họ. Những đối tượng được xem xét nhiều hơn để áp dụng PHR thường là những người mắc bệnh mạn tính nghiêm trọng, người khuyết tật, cha mẹ có con nhỏ, người có mối quan tâm sâu sắc đến việc duy trì lối sống lành mạnh, người cao tuổi hoặc người chăm sóc của họ.14
Ở Malaysia, MobileHealth2U đã cung cấp giao diện di động của ứng dụng PHR hoạt động dựa trên web của nó (http://www.mobilehealth2u.com). Người dùng có thể xem lại dữ liệu từ các lần KCB của họ (nếu họ đã được điều trị tại bệnh viện thuộc công ty mẹ của MobileHealth2U) và nhập dữ liệu từ nhà, bao gồm dữ liệu được nhập thủ công và dữ liệu từ các thiết bị cảm biến sinh học cầm tay được gửi một cách bán tự động tới PHR dựa trên web của họ.
Tìm hiểu thêm tại: http://myhealth.com.vn/

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Tìm hiểu thêm về tính năng tra cứu của My Health

My Health hỗ trợ người dùng tra cứu, tìm kiếm các thông tin y tế bao gồm: Bác sĩ, Cơ sở khám, chữa bệnh, Thuốc, Trung tâm CSSK và làm đẹp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tính năng tra cứu của ứng dụng này nhé!
tra cứu.png
Tính năng tra cứu
Tra cứu thông tin bác sĩ: Các bác sĩ trên My Health được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và chỉ mang tính chất tham khảo. Trên My Health bạn có thể tìm kiếm thông tin bác sĩ theo các tiêu chí: Họ tên, chuyên khoa, dịch vụ, cơ sở khám bệnh. Nhấn vào tên bác sĩ để xem thông tin chi tiết mà bạn quan tâm như số người theo dõi, các bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, địa chỉ, nơi khám chữa bệnh, và bạn có thể tham gia đánh giá bác sĩ, đặt câu hỏi gửi về.
tra cứu 2.png
Tra cứu thông tin cơ sở khám chữa bệnh: My Health sẽ hỗ trợ bạn tìm ra cơ sở khám chữa bệnh gần nhất như bệnh viện, trạm y tế, phòng khám… Trong bạn chắc sẽ băn khoăn về đường đi, cơ sở y tế nào là tốt nhất, My Health sẽ chỉ cho bạn đường đi ngắn nhất, thuận tiện nhất, giúp bạn tìm hiểu về nơi bạn khám chữa bệnh, qua đó giúp bạn có thể lựa chọn được cơ sở khám chữa bệnh tốt và phù hợp nhất. Bạn cũng có thể trực tiếp tham gia đánh giá cơ sở khám chữa bệnh từ đó cải thiện chất lượng phục vụ cơ sở y tế nhằm hướng tới sự hài lòng của cộng đồng.
tra cứu 3.png
Tra cứu thuốc: Bạn đang thắc mắc về nơi sản xuất, công dụng, cách dùng của thuốc? Hay bạn không nhớ tên thuốc hoặc một vài ký tự thuốc? Bạn đừng vội lo lắng, My Health sẽ giúp bạn điều này, bạn chỉ cần nhớ thuốc đó bạn cần để chữa về vấn đề gì My Health đã cung cấp các nhóm thuốc tác dụng trên các hệ khác nhau, bạn nhấn chuột gõ tên hay ký tự bạn nhớ My Health sẽ gợi ý tên thuốc bạn cần tìm hay cung cấp cho các bạn thông tin về thuốc như nơi sản xuất, loại thuốc, hướng dẫn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, bảo quản…
tra cứu 4.png
Tra cứu trung tâm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Đây có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm và thường đặt ra các câu hỏi liệu trung tâm đó có tốt không? Nhân viên ở đó thế nào? Có đi quá xa không? … Những điều đó hãy để My health giúp bạn tra cứu về các trung tâm như đại chỉ, bác sĩ, máy móc… giúp bạn an tâm hơn. Ngoài ra, My Health sẽ giúp các bạn tìm ra con đường gần nhất nơi bạn muốn đến
Kết nối cộng đồng
Tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng: Bạn có thể tham gia đóng góp bài viết, cảm nhận, trao đổi, chia sẻ về các thông tin y tế sức khỏe trong cộng đồng. Ngoài ra bạn còn có thể chia sẻ lên các mạng xã hội như G+, Facebook, Twitter, Lakedln…
Tìm hiểu thêm tại: http://myhealth.com.vn/

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Làm thế nào để quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân?

Thay vì phải lữu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và của gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động

Sáng 17/8, ứng dụng My Health về quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe miễn phí đã được công ty TNHH MTV My Health chuyên về nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tiện ích, ra mắt tại Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Thành Trung- Giám đốc công ty TNHH MTV My Health thay vì phải lữu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người dân có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và của gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động. Ứng dụng My Health là sự tổng hợp của các công nghệ xử lý phía người dùng trên các nền tảng web-base, iOS, Android, kết hợp với công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên máy chủ (server backend).
Giao diện quản lý hồ sơ sức khỏe của MyHealth
Điều này đảm bảo dữ liệu của người dùng luôn thông suốt và liền mạch trên các nền tảng thiết bị điện tử lưu trữ khác nhau (gồm máy tính cá nhân, thiết bị liên lạc di động hệ điều hành iOS hay Android), dữ liệu lưu trữ được đảm bảo đồng bộ dễ dàng khi thay đổi thiết bị, nhờ đó cho phép người dùng có nhiều lựa chọn về thiết bị sử dụng, cũng như tạo cơ hội cho nhiều thành viên trong cộng đồng có thể tiếp cận được với ứng dụng để quản lý thông tin sức khỏe của mình.
Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, tương thích được với các thiết bị di động thông minh sử dụng hệ điều hành iOS, Android có kết nối Internet thông qua 3G hoặc Wifi. Người dùng chỉ cần cài đặt và tạo tài khoản My health trên các thiết bị này, sau đó điền đầy đủ các thông tin về sức khỏe hoặc cập nhập các dữ liệu về khám sức khỏe, điều trị bệnh, dị ứng với loại thuốc nào, lịch tiêm chủng…
Sở hữu giao diện mới đơn giản và tinh tế, màn hình tương tác thân thiện và thông minh, các thao tác của người dùng trên ứng dụng My Health được đảm bảo sử dụng nhanh chóng, hoạt động dễ dàng trên cả máy tính và điện thoại giúp cho việc theo dõi sức khỏe thuận tiện hơn bao giờ hết.
“Ứng dụng còn rất hữu ích và cần thiết cho những ai đang có con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, để giúp bạn ghi nhớ lịch tiêm chủng cho con em của mình để không bỏ sót những mũi vaccine quan trọng cho trẻ”- ông Nguyễn Thành Trung cho hay
Ngoài ra, với phương thức quản lý này, người dùng có thể lựa chọn chia sẻ bất cứ dữ liệu nào hoặc toàn bộ dữ liệu đang được lưu trữ cho cá nhân khác (như thành viên gia đình, nhân viên chăm sóc sức khỏe của cá nhân, …) để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu và rất nhiều tiện ích khác nhằm hỗ trợ người dùng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình và người thân để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Những điểm nổi bật trong ứng dụng My Health

My Health là ứng dụng giúp dữ liệu bệnh sử của người bệnh được lưu trữ xuyên suốt theo thời gian, đây sẽ là căn cứ quan trong để giúp bác sĩ phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật. Điều này sẽ giúp hạn chế diễn biến bệnh tật nặng, tiết kiệm được kinh phí do nằm viện dài ngày cùng với việc phải áp dụng những can thiệp kỹ thuật cao cho bệnh nhân, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội.
Hồ sơ bệnh sử của bệnh nhân rất cần thiết phải mang theo đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh có lịch sử điều trị dài ngày. Tuy nhiên, thay vì việc người bệnh phải mang theo nhiều loại tài liệu bệnh sử từ những nhà cung cấp dịch vụ CSSk khác nhau như phiếu xét nghiệm, phim X-quang hay đơn thuốc cũ… vào mỗi lần tái khám, giải pháp lưu trữ thông minh của ứng dụng My Health giúp các tài liệu này được lưu trữ tập trung và có hệ thống, dưới dạng bản chụp ảnh của tài liệu, trong một tài khoản truy cập online được sở hữu và quản lý bởi người bệnh. Điều này đảm bảo dữ liệu bệnh sử của người bệnh được lưu trữ, hiển thị đầy đủ và chi tiết theo thời gian.
15 (1)
Người bệnh cũng có thể dễ dàng mang theo chúng để làm tham khảo cho nơi điều trị mới bất cứ khi nào cần thiết, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị thống nhất, đồng thời giúp người bệnh được CSSK một cách toàn diện và liên tục.
Các bác sĩ khác  nhau có thể xem hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trên My Health để tiếp tục điều trị theo liệu trình hiện tại của bệnh nhân. Những ghi chú, lưu ý của bác sĩ trước đó như tình trạng dị ứng thuốc, các biến chứng phát sinh… sẽ được các bác sĩ khám sau biết được, và tránh được những can thiệp có khả năng gây hại cho bệnh nhân.
Trong những trường hợp khẩn cấp, việc sẵn có các thông tin bệnh sử còn có thể giúp cứu sống người bệnh, nhờ việc giúp bác sĩ rút ngắn thời gian cho việc chẩn đoán để nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
15.2.png
My Health cung cấp cho người dùng công cụ hỗ trợ tra cứu tìm kiếm các thông tin y tế bao gồm: Bác sĩ, Cơ  sở khám, chữa bệnh, Thuốc, Trung tâm CSSK và làm đẹp. Dữ liệu tra cứu được tổng hợp từ nhiều nguồn sẵn có tại cộng đồng.
My Health hỗ trợ cá nhân lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời
(Kể từ khi sinh ra) dưới định dạng text và dạng hình ảnh, dựa theo các hạng mục lưu trữ được sắp xếp, phân loại trước một cách khoa học và phù hợp (Trên cơ sở các loại tài liệu bệnh sử mà người dùng có khả năng tiếp cận và lưu trữ tại cộng đồng), đảm bảo thuận tiện cho việc cập nhật, quản lý, tìm kiếm thông tin,đồng thời tăng cường chất lượng của thông tin được lưu trữ.
15.3.png
My Health cho phép người dùng quản lý, lưu trữ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân, và cả những thành viên do họ bảo hộ (Như cha, mẹ, ông, bà, vợ/chồng, trẻ nhỏ, người bị khuyết tật…) trong một tài khoản truy cập online, với tên đăng nhập và mật khẩu riêng của cá nhân.
My Health – giải pháp quản lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu bệnh sử và chăm sóc sức khỏe trọn đời, miễn phí dành cho cộng đồng.

Giải pháp thông minh khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Hiện nay, việc liên kết giữa các bệnh viện thường rất ít. Nếu bạn khám, chữa bệnh tại nhiều bệnh viện khác nhau thì hồ sơ bệnh án của bạn phải mang đi thường sẽ rất cồng kềnh. My Health chính là giải pháp cho bạn. Ứng dụng lưu trữ toàn bộ hồ sơ bệnh sử của bạn và bạn có thể dễ dàng chọn lọc và sử dụng thông tin trên ứng dụng để thực hiện việc khám, chữa bệnh của mình tại tất cả các cơ sở y tế khác nhau!
My Health giúp dữ liệu bệnh sử của người bệnh được lưu trữ xuyên suốt theo thời gian, đây sẽ là căn cứ quan trong để giúp bác sĩ phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật. Điều này sẽ giúp hạn chế diễn biến bệnh tật nặng, tiết kiệm được kinh phí do nằm viện dài ngày cùng với việc phải áp dụng những can thiệp kỹ thuật cao cho bệnh nhân, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội.
15 (1)
Hồ sơ bệnh sử của bệnh nhân rất cần thiết phải mang theo đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh có lịch sử điều trị dài ngày. Tuy nhiên, thay vì việc người bệnh phải mang theo nhiều loại tài liệu bệnh sử từ những nhà cung cấp dịch vụ CSSk khác nhau như phiếu xét nghiệm, phim X-quang hay đơn thuốc cũ… vào mỗi lần tái khám, giải pháp lưu trữ thông minh của ứng dụng My Health giúp các tài liệu này được lưu trữ tập trung và có hệ thống, dưới dạng bản chụp ảnh của tài liệu, trong một tài khoản truy cập online được sở hữu và quản lý bởi người bệnh. Điều này đảm bảo dữ liệu bệnh sử của người bệnh được lưu trữ, hiển thị đầy đủ và chi tiết theo thời gian.
Người bệnh cũng có thể dễ dàng mang theo chúng để làm tham khảo cho nơi điều trị mới bất cứ khi nào cần thiết, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị thống nhất, đồng thời giúp người bệnh được CSSK một cách toàn diện và liên tục.
Các bác sĩ khác  nhau có thể xem hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trên My Health để tiếp tục điều trị theo liệu trình hiện tại của bệnh nhân. Những ghi chú, lưu ý của bác sĩ trước đó như tình trạng dị ứng thuốc, các biến chứng phát sinh… sẽ được các bác sĩ khám sau biết được, và tránh được những can thiệp có khả năng gây hại cho bệnh nhân.
Trong những trường hợp khẩn cấp, việc sẵn có các thông tin bệnh sử còn có thể giúp cứu sống người bệnh, nhờ việc giúp bác sĩ rút ngắn thời gian cho việc chẩn đoán để nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
My Health cho phép người dùng quản lý, lưu trữ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân, và cả những thành viên do họ bảo hộ (Như cha, mẹ, ông, bà, vợ/chồng, trẻ nhỏ, người bị khuyết tật…) trong một tài khoản truy cập online, với tên đăng nhập và mật khẩu riêng của cá nhân.
My Health – giải pháp quản lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu bệnh sử và chăm sóc sức khỏe trọn đời, miễn phí dành cho cộng đồng.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

5 kiêng kỵ sai lầm của bệnh nhân ung thư

Các chuyên gia của Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, cho rằng sự hiểu biết đúng đắn về nhu cầu dinh dưỡng và ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư. Trên thực tế bệnh nhân bị ung thư thường lên các diễn đàn mạng tìm hiểu hoặc nghe theo bạn bè, người thân khuyên nên kiêng một số thực phẩm nhất định hoặc bổ sung thực phẩm chức năng. Những nguồn thông tin này đôi khi mâu thuẫn với nhau và gây nhầm lẫn, khó hiểu hoặc hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Các bác sĩ đúc kết 5 quan điểm sai lầm phổ biến về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư như sau:
Không được ăn đường
Một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là carbohydrate, đây cũng là nguồn năng lượng duy nhất của não. Carbohydrate được chuyển hóa thành đường đơn trong quá trình tiêu hóa, đây là chất dinh dưỡng đơn giản nhất mà tế bào hấp thu được. 
Carbohydrate có trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như trái cây, chế phẩm từ sữa, gạo, các loại mì, bánh quy, thực phẩm từ đậu, rau củ có tinh bột như khoai tây, bắp, bột sắn và hầu hết các loại nước uống, món tráng miệng ngọt. 
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư không cần kiêng đường hoàn toàn. Tuy nhiên cũng không khuyến khích tiêu thụ nhiều đường vì chúng không có giá trị dinh dưỡng nào khác ngoài cung cấp calo. Tiêu thụ đường đơn quá mức còn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với khi hấp thụ carbohydrate từ thực phẩm. Khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy sẽ tạo ra insulin để chuyển hóa đường dẫn đến hội chứng thừa insulin trong máu, hoặc khi cơ thể sản xuất quá mức insulin cũng gây ra phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ ung thư.



Hormone tăng trưởng tái tổ hợp bò (rbGH) là một loại hormone bò tổng hợp được tiêm vào bò sữa để chúng lớn nhanh và cho nhiều sữa hơn. Hormone này không có hại nhưng nhiều ý kiến lo ngại chúng có thể làm tăng nồng độ các hóa chất trong cơ thể và dẫn đến ung thư.Không ăn sữa và thực phẩm chế biến từ sữa  
Đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh về nhận định trên, song nhiều nước như Nhật, Canada, Australia, New Zealand và liên minh châu Âu đã cấm sử dụng hormone rbGH. Trong khi đó, Cục quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ vẫn tán thành sử dụng rbGH trong giới hạn không gây hại về mặt sinh học cho cơ thể người. Các chuyên gia ung thư cũng không khuyên bệnh nhân từ bỏ hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm từ sữa. 

Nên ăn mật ong thay đường
Mật ong được cấu tạo bởi đường fructose (khoảng 38%), đường glucose (31%), nước (17%) và carbohydrate là maltose (đường mạch nha), sucrose (đường ăn) và vài carbohydrate phức tạp khác. Loại thực phẩm này chỉ chứa lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, sắt, canxi, phot phat...
Mật ong rất tốt vì có tính kháng khuẩn, chống nấm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, các bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị hoặc trong quá trình cấy ghép tế bào gốc mà sử dụng mật ong sẽ không an toàn. Bởi hầu hết mật ong hiện nay không qua tiệt trùng, nó có thể chứa phấn hoa và vi khuẩn, là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiễm trùng. Bạn có thể mua mật ong tiệt trùng để dùng nhưng nó có nhược điểm là không giữ được các dưỡng chất nguyên thủy vì enzyme hoạt tính đã bị phá hủy dưới nhiệt độ cao trong quá trình tiệt trùng.

Không được ăn thịt đỏ 
Các loại thịt đỏ cung cấp lượng dưỡng chất không có ở thịt trắng như sắt, kẽm và vitamin B12. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho việc tạo hồng cầu và haemoglobin. Bổ sung thịt đỏ một đến hai lần mỗi tuần sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Dù vậy, không ăn thịt đỏ thường xuyên hoặc tiêu thụ loại có nhiều mỡ vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và ung thư.

Bệnh nhân ung thư vú kiêng ăn đậu nành
Isoflavones là dưỡng chất thực vật được tìm thấy rất nhiều trong đậu nành, hay còn gọi là phyto-estrogen. Đây là loại estrogen thực vật đóng vai trò như estrogen trong cơ thể người. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy phyto-estrogen trong đậu nành không gây ra phản ứng tiêu cực đối với các bệnh nhân ung thư vú. Vì vậy, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân ung thư nên ăn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành.


Sản phẩm được bào chế từ lương y của Thọ Xuân Đường

Đối tượng sử dụng TPCN: Người lớn

-  Giúp phòng ngừa ung thư

- Bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư, u bướu

- Bệnh nhân sau phẫu thuật khối u

- Bệnh nhân đang và sau điều trị ung thư bằng tia xạ, hóa chất

- Người thường xuyên tiếp xúc môi trường độc hại có nguy cơ mắc ung thư


Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam

Địa chỉ: 262A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0943.968.958/ 046.654.7733

Hãy gọi cho chúng tôi để biết thêm về sản phẩm và được tư vấn một cách chi tiết nhất!

Điểm khác biệt khi quý khách mua sản phẩm Anti-u100 giúp phòng ngừa và hỗ  trợ điều trị ung thư  tại Peacelife Việt Nam

1, Cam kế hàng chính hãng: Peaecelife Việt Nam là Công ty phân phối độc quyền các dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, với quy trình nhập hàng nghiêm ngặt để đảm bảo tất cả các  sản phẩm Anti-u100 đều là hàng chính hãng, chất lượng, an toàn. Với tiêu chí đặt sự "an toàn" dành cho khách hàng là số một. 

2, Giá cả ưu đãi: Peacelife là công ty phân phối độc quyền nên giá Anti-u100 giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư luôn cam kết giá hãng đã đưa ra chính thức.

3, Giao hàng miễn phí: Dù quý khách ở bất cứ  vùng miền nào trong Việt Nam, sản phẩm Anti-u100 giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư sẽ được giao tới tận tay quý khách và quý khách sẽ không phải trả thêm bất cứ một phí vận chuyển nào khác

4, Tư vấn nhiệt tình và có trách nhiệm: Có thể chúng tôi không phải là những người tư vấn hay nhất, nhưng chúng tôi cam kết tư vấn thành thực nhất về sản phẩm.

5, Niềm tin và sự hài lòng: Hàng nghìn khách hàng đã tin tưởng và hài  lòng với dịch vụ của Peacelife. Peacelife Việt Nam luôn làm hết sức để quý khách có được sự hài lòng, luôn mang đến sức khoẻ cho quý khách hàng.


 
TPCN Anti-U100 bổ sung các chất có tác dụng giải độc, đào thải các gốc tự do, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ các liệu pháp điều trị u bướu, ung thư; Giảm độc tính và tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, do thói quen của người tiêu dùng mà TPCN Anti-U100 thường được tìm kiếm dưới tên gọi là '' Thuốc ", lưu ý thêm rằng sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết nhất!