Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Gợi ý những cách giảm mỡ bụng an toàn cho các mẹ sau sinh

Để giảm mỡ bụng sau sinh, các chị em có thể dùng rất nhiều cách, trong đó đa số đều áp dụng phương pháp tại nhà vì sự đơn giản và tiết kiệm. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp giảm mỡ bụng hiệu quả, an toàn và nhanh chóng cho các mẹ sau sinh trong bài viết dưới đây.
giam-mo-bung-sau-sinh
1. Cho con bú
Có thể mẹ không biết, cho con bú là cách đơn giản nhất giúp mẹ giảm cân, trong đó có giảm mỡ bụng. Nguyên nhân bởi vì người mẹ cần rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng để tiết sữa, chúng sẽ giúp mẹ tiêu hao các chất hấp thu vào cơ thể. Do đó, hãy cho bé bú mẹ cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu của con.
2. Massage với rượu gừng
Trong gừng có chứa chất gingerol mang đến tác dụng làm nóng, từ đó giúp tiêu mỡ cục bộ cho vùng bụng của sản phụ. Và rượu đóng vai trò như “chất dẫn” để tinh dầu gừng nhanh chóng thấm vào vùng bụng làm tăng phân hủy mỡ nơi này. Thoa rượu gừng thường xuyên sẽ giúp vòng bụng của sản phụ sau sinh trở nên săn chắc, gọn gàng hơn.
Bạn cần giã nhuyễn 1 kg gừng tươi đã được làm sạch cho vào 1 lít rượu trắng. Để khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng được, bạn chỉ cần lấy hỗn hợp này đắp lên vùng bụng kết hợp với massage nhẹ nhàng hàng ngày. Gingerol có trong gừng cùng rượu trắng sẽ giúp bạn giảm mỡ vòng 2 nhanh chóng.
3. Uống nhiều nước
Mặc dù đã ăn đủ bữa và đủ chất nhưng người mẹ vừa sinh em bé xong vẫn thường hay đói bụng và thèm ăn vặt. Uống một ly nước trong những tình huống như thế này sẽ giúp mẹ không thu nạp vào cơ thể những món ăn vặt không cần thiết, nhất là bánh kẹo ngọt.
Ngoài ra, nước cũng là thành phần chính của sữa, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ đảm bảo rằng mẹ có đủ sữa cho con bú, đồng thời giảm mỡ bụng sau sinh an toàn.
4. Làm săn chắc bụng với muối rang
Trong kinh nghiệm làm đẹp dân gian thì một số sản phụ đã dùng muối rang để đắp lên vùng bụng và mang đến hiệu quả làm thon gọn nhanh chóng. Bạn chỉ cần lấy muối rang nóng lên, đợi muối còn hơi ấm thì dùng một cái khăn bọc lại và đắp lên vùng bụng.
5. Ngủ đủ giấc và đúng giờ
Tầm quan trọng của giấc ngủ là rất lớn đối với phụ nữ sau sinh. Bạn hãy cố gắng ngủ khoảng 7 – 8 tiếng/ngày. Điều này không những giúp cơ thể sản phụ phục hồi năng lượng, tăng cường trao đổi, giảm căng thẳng, stress mà còn đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong quá trình mang thai hiệu quả. Hơn nữa, giấc ngủ giúp kiểm soát việc thèm ăn, bởi trong lúc ngủ não sẽ tiết ra hoạt chất leptin khiến cảm giác no tăng lên.
6. Vận động nhẹ nhàng
Nghỉ ngơi quá mức khi vừa mới sinh con là điều không cần thiết, đặc biệt với mẹ sinh mổ cần cố gắng đi lại nhẹ nhàng càng sớm càng tốt để có thể xì hơi và tránh nguy cơ dính ruột – ngay cả khi sự vận động này làm mẹ cảm thấy đau đớn.
Trên đây là những cách giảm mỡ vòng 2 nhanh chóng cho các chị em sau sinh. Lưu ý là đừng thực hiện chế độ ăn uống khắt khe quá vì việc giảm cân nhanh sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa trong giai đoạn nuôi con bạn nhé!
(Tổng hợp)
Sau quá trình sinh con, bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên cho bản thân và cả em bé. Ứng dụng HR247 sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn lưu trữ hồ sơ sức khỏe, quản lý chúng dưới hình ảnh tài liệu, lưu trữ trọn đời và miễn phí.
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Những bệnh lý thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi thất thường có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cùng My Health “điểm danh” một số bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng bệnh cho cả gia đình qua bài viết dưới đây.
suc-khoe-giao-mua-my-health
1. Những bệnh lý thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa
– Cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng: Sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, nhức đầu,…
– Viêm họng
Triệu chứng hay gặp nhất là đau họng, đặc biệt là khi nuốt; cổ họng khô và khó chịu; hôi miệng; ho có đờm; tuyến cổ bị sưng;… Ở trẻ em thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, ít vận động,… Khi có những dấu hiệu nặng hơn cần phải đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị bệnh.
– Viêm mũi dị ứng
Đây là căn bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu cho chính người nhiễm bệnh và những người xung quanh. Người bệnh thường hắt hơi liên tục, không kiểm soát được kèm sổ mũi. Viêm mũi dị ứng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới mãn tính rất khó chữa.
– Viêm kết mạc mắt
Môi trường nhiều khói, bụi bẩn kèm nhiệt độ thay đổi đột ngột,… là điều kiện bùng phát viêm kết mạc mắt với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Người bệnh cảm thấy đau vùng mắt, mắt cộm…
2. Những cách phòng bệnh khi thời tiết chuyển mùa
– Uống đủ nước mỗi ngày
Nước là một phần không thể thiếu cho cơ thể, nó giúp thanh lọc, duy trì hoạt động hiệu quả. Bởi vậy dù ở trong bất kỳ điều kiện thời tiết như thế nào, bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, còn trẻ em thì có thể uống với số lượng ít hơn cũng được.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Việc tắm rửa đều đặn mỗi ngày, tắm bằng nước ấm sẽ giúp loại sạch bụi bẩn, khuẩn hại đeo bám trên cơ thể, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt là đối với trẻ em, nên vệ sinh thân thể đúng cách để phòng bệnh cho trẻ tốt nhất.
– Chế độ dinh dưỡng phù hợp 
Sức đề kháng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn có hại khi thời tiết thay đổi thất thường. Vì thế, cần bổ sung vào thực đơn những loại thực ăn bổ dưỡng để cơ thể mỗi người có sức đề kháng thật tốt.
– Giữ ấm khi cần thiết
Nếu như thời tiết nắng nóng thì bạn nên chọn những trang phục với chất liệu mỏng, thoải mái để thấm hút mồ hôi, giảm nguy cơ bị sốt hiệu quả. Hoặc nếu như trời chuyển lạnh thì hãy mặc thêm áo ấm, tránh ra gió lạnh nhiều.
– Tập thể dục
Để cơ thể luôn được duy trì khỏe mạnh, bạn nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích các bé tham gia các trò chơi vận động, để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ.
– Tải ứng dụng chăm sóc sức khỏe online
Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn nên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, đồng thời trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những bệnh lý khó chữa.
  • App HR247: Ứng dụng lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khoẻ online.
  • App Dr.ViVi: Giải pháp hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm.
HR247xDrViVi
Hai ứng dụng trên có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Với HR247, bác sĩ sẽ chỉ định các bước xét nghiệm và kiểm tra cần thiết sau khi xem xét cẩn thận hồ sơ bệnh sử online bao gồm: độ tuổi bệnh nhân, lịch sử bệnh của gia đình và của chính bệnh nhân, các chỉ số xét nghiệm trước đó cũng như thói quen và lối sống của bệnh nhân… Còn với Dr.ViVi, người bệnh sẽ chủ động tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm trên phiếu xét nghiệm để hiểu hơn về tình hình sức khỏe của mình, từ đó có hướng điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Giải đáp thắc mắc của phụ nữ mang thai trong mùa dịch Covid-19

Dịch Covid-19 ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, do đó nhiều phụ nữ đang mang thai cảm thấy lo lắng trong việc đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những câu hỏi mà mẹ bầu quan tâm trong thời gian này.
ba bau
1. Covid-19 có lây từ mẹ sang con?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh virus corona có thể lây từ mẹ sang con. Do đó các mẹ bầu không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
2. Triệu chứng, biến chứng của Covid-19 có thể gây cho thai phụ?
Các triệu chứng của thai phụ khi nhiễm Covid-19 cũng tương tự như trên các bệnh nhân khác, bao gồm sốt, ho và khó thở. Các biểu hiện này có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Trường hợp xấu nhất, Covid-19 có thể khiến thai phụ bị sẩy thai, chết thai, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé.
3. Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh Covid-19?
Các chuyên gia cho rằng để phòng chống bệnh dịch hiệu quả, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Với các mẹ bầu, ăn uống đủ chất trong suốt thai kỳ không chỉ giúp thai phụ khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh để giữ cơ thể khỏe mạnh, như: nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch, dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa ít nhất 60% cồn. Cần súc miệng, rửa họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng phòng lây nhiễm bệnh. Hạn chế du lịch, đến nơi đông người; đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đi thăm khám thai kỳ tại bệnh viện, phòng khám. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở…
Chế độ dinh dưỡng cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Các mẹ hãy lên thực đơn hàng ngày đầy đủ đường bột, đạm, béo, vitamin chất khoáng để giúp bé phát triển tốt và mẹ cân bằng vóc dáng. Bên cạnh các bữa ăn trong ngày, sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho sản phụ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
4. Nên làm gì khi xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm?
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mẹ bầu cần đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải khai báo y tế ngay lập tức để phòng ngừa lây lan cộng đồng trong những trường hợp xấu nhất.
Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, phụ nữ mang thai còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.
  • App HR247: Ứng dụng lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khoẻ online.
  • App Dr.ViVi: Giải pháp hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm.
HR247xDrViVi
Hai ứng dụng trên có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Với HR247, bác sĩ sẽ chỉ định các bước xét nghiệm và kiểm tra cần thiết sau khi xem xét cẩn thận hồ sơ bệnh sử online bao gồm: độ tuổi bệnh nhân, lịch sử bệnh của gia đình và của chính bệnh nhân, các chỉ số xét nghiệm trước đó cũng như thói quen và lối sống của bệnh nhân… Còn với Dr.ViVi, người bệnh sẽ chủ động tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm trên phiếu xét nghiệm để hiểu hơn về tình hình sức khỏe của mình, từ đó có hướng điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Đột quỵ là gì? Những dấu hiệu sớm của đột quỵ bạn cần biết

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu bệnh đột quỵ và những dấu hiệu sớm của bệnh lý này nhé!
dau-hieu-dot-quy
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.
Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…
2. Các loại đột quỵ chính: 
– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.
  • Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.
– Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.
– Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.
3. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đột quỵ
– Gặp khó khăn khi nói
Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng thốt ra lời nói.
– Biểu cảm khuôn mặt
Mặt mệt mỏi, miệng méo, nhân trung lệch qua một bên, nếp mũi rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt sẽ thấy rất rõ.
– Mắt có dấu hiệu lạ
Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép,mắt không thể khép kín, mất thị lực một bên mắt hoặc suy yếu dữ dội. Đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực vì vậy khi bạn thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay.
– Chân tay suy nhược
Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, khó cử động. Ngoài ra họ cũng không thể tự nhấc lên được, đi lại rất khó khăn.
– Huyết áp tăng cao
Huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, kết quả cũng gây ra đột quỵ.
– Nhận thức giảm
Người bệnh đột quỵ có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Đau nửa đầu nghiêm trọng
Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.
Để phòng ngừa những diễn biến tiêu cực của bệnh đột quỵ, bạn nên thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế. Trong quá trình khám chữa bệnh, bạn cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ sức khỏe để các bác sĩ nắm bắt được tình hình, diễn biến của bệnh. Vậy giải pháp nào cho việc quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân một cách thuận tiện và khoa học nhất?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Việc tiêm phòng có thể giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng nhé!
tiem phong cho tre
1. Trước khi tiêm
Cần để trẻ ở bệnh viện ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
2. Sau khi tiêm
Sau khi tiêm cho trẻ, cha mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi khoảng 30 phút sau tiêm để phòng trường hợp bị sốc phản vệ. Nếu trẻ không có phản ứng gì thì đưa con về nhà và theo dõi thêm. Nên chú ý xem con mình sau tiêm có bị sốt không, biểu hiện ngoài da, cử chỉ như thế nào. Đặc biệt với những trẻ tiêm lần đầu ở 2 tháng tuổi cần chú ý hơn.
Đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ bị sưng đỏ hoặc nổi cục cứng ở vị trí tiêm, nhưng hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng 6 – 8 tiếng nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này, mẹ nên chườm mát cho trẻ để giảm đau, cho bé uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái.
3. Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…
4. Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng
Có hai loại vắc-xin sống (vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…) không nên tiêm gần nhau trong vòng 4 tuần. Ngoài ra, có thể tiêm nhiều loại vắc-xin khác nhau trong 1 lần tiêm. Việc tiêm quá nhiều mũi có thể khiến trẻ bị dị ứng và phản ứng với thuốc. Do đó, cách tốt nhất là nên tiêm 1 loại cho 1 lần tiêm chủng.
5. Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
– Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Nhưng nếu trường hợp trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
– Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
– Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
– Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
6. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa,…
7. Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện:
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, quấy khóc hoặc khó thở cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Trong quá trình đưa trẻ đi tiêm, ba mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó. Vậy giải pháp nào cho việc quản lý hồ sơ sức khỏe của trẻ một cách thuận tiện và khoa học nhất?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Bệnh nhân đái tháo đường cần cẩn trọng hơn trong mùa dịch Covid-19

Người bệnh đái tháo đường được đánh giá là đối tượng có nguy cơ cao, dễ tiến triển nặng nếu nhiễm Covid-19. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần tăng cường chủ động chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch.
tieu duong
Khuyến cáo đối với bệnh nhân đái tháo đường trong mùa dịch Covid-19
Theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD): Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt người già, là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh cúm nói chung và Covid-19 nói riêng.
Lý do là bệnh nhân đái tháo đường có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, do vậy cần chú ý chủ động chăm sóc sức khỏe của mình tại nhà để bệnh không tiến triển nặng trong mùa dịch và tránh bị lây nhiễm Covid-19.
Để tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, bệnh nhân đái tháo đường cần tuân theo những lời khuyên dưới đây.
Hãy ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết
Bạn nên hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người, không được đi du lịch đến vùng có dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi đông người hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách mặc quần áo kín, đeo khẩu trang, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng, hạn chế tiếp xúc và nói chuyện với người khác, nên giữ khoảng cách 2m với người khác.
Bạn cần tuân theo đúng chỉ thị của Chính phủ về việc giãn cách xã hội, cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân. Việc tiếp xúc gần với nhiều người có thể khiến bạn rơi vào nguy cơ lây chéo, tỉ lệ mắc Covid-19 cao hơn.
Theo dõi chỉ số sức khỏe thường xuyên
Việc ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội sẽ giúp bạn phòng tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Trong thời gian đó, người bệnh cần biết tự theo dõi, tự kiểm tra đường huyết, huyết áp của mình thường xuyên để điều chỉnh đúng lúc, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mặt khác, lượng đường tăng cao trong máu làm cơ thể giảm sức đề kháng, do đó người bệnh cũng dễ nhiễm trùng, cảm cúm hơn. Ngoài ra, người bệnh nên chủ động tìm hiểu, kiểm tra các tổn thương ở bàn chân, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp… từ các nguồn tài liệu chính thống, uy tín.
Tái khám ngay khi có dấu hiệu bất ổn định
Nếu đường huyết, huyết áp ổn định thì bệnh nhân đái tháo đường có thể uống lại theo toa thuốc cũ trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, nếu đường huyết, huyết áp không ổn định thì người bệnh phải tái khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp, tránh trường hợp ngại tiếp xúc nơi đông người hoặc bệnh viện mà người bệnh có những phương pháp tự chữa trị tại nhà. Điều này có thể dẫn tới biến chứng như: đường trong máu tăng quá cao gây hôn mê; tiểu nhiều mất nước, mất điện giải; nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Khi đến các cơ sở y tế, hãy đảm bảo trang bị đủ khẩu trang, găng tay y tế và diệt khuẩn trước khi thăm khám để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân.
Điều chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp
Để giữ cho tinh thần thoải mái và nâng cao sức đề kháng, bệnh nhân đái tháo đường cần cân chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp nhất. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế như: thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, ăn uống chín, tránh tiếp xúc người có biểu hiện bệnh, hạn chế ra ngoài…
Bên cạnh đó, hãy bổ sung rau xanh, các nhóm chất đa dạng khác nhau để cải thiện hệ miễn dịch. Đừng quên uống nhiều nước và tập luyện ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Sử dụng HR247 – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe online
Đái tháo đường là căn bệnh cần sự theo dõi thường xuyên từ các y bác sĩ, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế theo định kỳ để kịp thời nắm bắt những triệu chứng bệnh. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ

Mọi người đều biết rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phát hiện bệnh càng sớm thì càng có khả năng chữa trị.  Khám sức khỏe định kì đóng góp vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý nan y khó chữa.
oi38jxs
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Không riêng gì ở Việt Nam, tại nhiều nước đang phát triển, khái niệm khám sức khỏe tổng quát định kỳ sáu tháng/ lần hay một năm/ lần để tầm soát sức khỏe còn khá xa lạ với nhiều người dân. Thực tế cho thấy có quá nhiều người vì không được khám tầm soát nên đến khi bệnh nặng, đau đớn không chịu được mới đến bệnh viện thì đã muộn, bệnh đã diễn tiến xấu. Khi đó việc chữa trị rất tốn kém và không có kết quả như mong muốn.
Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe nếu có trước khi chuyển thành bệnh hoặc phát hiện bệnh ở vào giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài để điều trị hiệu quả hơn, khả năng lành bệnh cao hơn, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tránh được các biến chứng do bệnh gây ra, kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra khám sức khỏe định kỳ đều đặn giúp chúng ta có những điều chỉnh hợp lý hơn về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc, điều chỉnh lối sống nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo quy định của pháp luật, hàng năm các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề cho người lao động ít nhất một lần. Những người làm các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (theo danh mục do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành) phải khám kiểm tra sức khỏe một năm 2 lần. Các trường hợp xin việc làm, đi học, xin cấp bằng lái xe… đều phải khám sức khỏe theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Đối với những người bình thường từ 40 tuổi trở xuống, nên khám kiểm tra sức khỏe 3 năm một lần và sau 40 tuổi là 1 – 2 năm một lần. Tuy nhiên những đối trường có các yếu tố nguy cơ, các vấn đề bất thường về sức khỏe hoặc có bệnh lý mạn tính, tùy vào tinh trạng sưc khỏe và bệnh lý của mỗi cá nhân, cần khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn theo lời khuyên của Thầy thuốc. Nhiều bệnh lý được phát hiện khi trong khám sức khỏe định kỳ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, lao phổi, viêm gan, suy thận, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, các khối u, ung thư…
Mọi người đều biết rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phát hiện bệnh càng sớm thì càng có khả năng chữa trị. Quan trọng hơn, việc nhận ra các yếu tố nguy cơ sớm đối với bệnh có thể cho phép các bác sĩ can thiệp sớm, tư vấn bệnh nhân thay đổi lối sống của mình để tránh bệnh về sau. Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên được thực hiện ở tất cả mọi người, bất kể tình trạng kinh tế – xã hội của họ ra sao.
Khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Bạn có thể khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế đa khoa, nơi thực hiện được hầu hết các kiểm tra tổng quát như Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực, các Trung tâm y tế huyện hay các phòng khám đa khoa tư nhân có đủ các bác sĩ chuyên khoa, máy móc, trang thiết bị để làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Việc khám sức khỏe định kỳ nằm ngoài khoản chi trả của Bảo hiểm y tế, do đó, mỗi người kiểm tra sức khỏe phải tự chi trả chi phí.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, do đó việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe tốt là việc làm quan trọng nhất; trong đó việc khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần được lưu ý, phải được thực hiện thường xuyên theo đúng định kỳ để tầm soát bệnh lý kịp thời.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc sức khỏe online nhanh chóng, thuận tiện?
Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.
  • App HR247: Ứng dụng lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khoẻ online.
  • App Dr.ViVi: Giải pháp hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm.
HR247xDrViVi
Hai ứng dụng trên có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. Với HR247, bác sĩ sẽ chỉ định các bước xét nghiệm và kiểm tra cần thiết sau khi xem xét cẩn thận hồ sơ bệnh sử online bao gồm: độ tuổi bệnh nhân, lịch sử bệnh của gia đình và của chính bệnh nhân, các chỉ số xét nghiệm trước đó cũng như thói quen và lối sống của bệnh nhân… Còn với Dr.ViVi, người bệnh sẽ chủ động tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm trên phiếu xét nghiệm để hiểu hơn về tình hình sức khỏe của mình, từ đó có hướng điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Những thói quen cần thay đổi trong đại dịch

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch.
ruatay
1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.
2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.
4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.
6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.
7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
Ban chỉ đạo cũng đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt 5 điều trong thời gian giãn cách xã hội: 
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2 m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia, dịch đang ở cấp độ 3. Ngành y tế vẫn đang thực hiện theo phương châm phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch để hạn chế việc lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Ngày 5/4 chỉ một ca nCoV mới được ghi nhận, trong khi một bệnh nhân tại Quảng Nam được tuyên bố khỏi bệnh. Tổng số bệnh nhân tại Việt Nam lên 241, trong đó 91 người đã khỏi.
Ngoài 91 người đã khỏi bệnh ra viện, 150 bệnh nhân đang được điều trị tại 21 cơ sở y tế, phần lớn sức khỏe ổn định. Có 27 người xét nghiệm âm tính lần một, 18 người âm tính lần 2.
(Tổng hợp)
Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.
  • App HR247: Ứng dụng lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khoẻ online.
  • App Dr.ViVi: Giải pháp hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm.
  • App Dr.Kuka: Hỗ trợ người dùng tra cứu các thông tin y tế một cách nhanh nhất.
My Health
Các ứng dụng trên được phát triển bởi Công ty TNHH MTV My Health nhằm đem đến cho người dùng một hệ sinh thái về sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người bằng việc tạo khả năng tiếp cận kịp thời với các chuyên gia y tế tốt nhất và nguồn tri thức về sức khỏe mọi lúc, mọi nơi.
Dịch Covid-19 đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, do vậy bạn cần chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và cả gia đình bằng những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ tốt nhất. HR247, Dr.ViVi và Dr.KuKa đều là những ứng dụng miễn phí, đồng hành bên bạn không chỉ trong mùa dịch Covid-19 mà còn mãi mãi về sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102