Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Tri ân người thầy thuốc Việt Nam hết lòng vì cộng đồng

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020), My Health xin được chúc mừng ngành Y tế Việt Nam nói chung và các cán bộ y tế nói riêng, đồng thời gửi gắm đôi lời khen ngợi tới đội ngũ y bác sĩ trong công tác khám, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe của người dân trong suốt những năm vừa qua.
15 (1)
Trong những năm qua, ngành Y tế Việt Nam không ngừng lớn mạnh, công tác khám chữa bệnh đạt nhiều thành tựu to lớn. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ y, bác sĩ cả nước nói chung và các bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong có các bệnh viện thuộc Bộ Công an nói riêng không ngừng đổi thay, phát triển về mọi mặt.
Nhiều tấm gương thầy thuốc tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào công tác khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người dân. Không ít cơ sở y tế trở thành trung tâm y tế hàng đầu với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, là nơi đào tạo y học của cả nước. Đáng chú ý, trong thời gian qua, các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ đã không ngừng nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ổn định tâm lý người dân.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về y tế của Liên Hợp Quốc với nhiều chỉ số về hệ thống y tế, về sức khỏe cao hơn so với các nước có mức phát triển tương đương.
Ngành Y tế không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới, góp phần ngày càng quan trọng chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan tới sức khỏe con người.
Những đóng góp to lớn đó không chỉ được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước mà ý nghĩa hơn hết là trong lòng mỗi người dân đều ghi ơn những người thầy thuốc không quản khó khăn, gian khổ; không màng danh lợi, đã giúp bản thân mình, người thân của mình phòng tránh, vượt qua bệnh tật; gìn giữ tài sản đặc biệt của con người: sức khỏe.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, My Health xin gửi đến các y bác sĩ lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và gặt gái nhiều thành công mới! Cho dù đang công tác ở lĩnh vực nào, ở đâu, cương vị gì… cũng luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của ngành, luôn xứng đáng với sự trân trọng và tôn vinh của xã hội “Thầy thuốc như Mẹ hiền, Lương y như từ mẫu”.
Công ty TNHH MTV My Health tự hào đồng hành cùng sức khỏe người dân Việt với các ứng dụng:
  • Ứng dụng quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh sử HR247
  • Ứng dụng đọc xét nghiệm online hàng đầu Dr.ViVi
  • Ứng dụng tra cứu thông tin y tế chuẩn xác, nhanh chóng Dr.KuKa
Untitled
Với các ứng dụng này, người dùng được trao quyền làm chủ sức khỏe của họ và cả gia đình, hướng tới hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe online đầy tiện ích! My Health đang từng bước sáng tạo ra những sản phẩm ứng dụng CNTT vào ngành Y với mục đích xây dựng cộng đồng khỏe mạnh, trong đó mỗi cá nhân đóng vai trò chủ động trong các quyết định liên quan đến sức khỏe.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Những mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu

Năm 2019 đánh dấu nhiều vấn đề "trỗi dậy" đe dọa cho sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Trong đó, có 3 vấn đề nổi bật được tờ The New York Times cảnh báo sẽ còn tiếp tục "gây bão" trong năm 2020.
Bảo-hiểm-sức-khỏe-tổ-chức
1. “Đại dịch” thuốc lá điện tử
Kể từ giữa tháng 8.2019, đã có 2.506 trường hợp chấn thương phổi và 54 trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử được ghi nhận chỉ riêng ở Mỹ. Hầu hết các bệnh nhân đều ở độ tuổi thanh thiếu niên khỏe mạnh (trên dưới 20 tuổi) và trước đó đều không có các vấn đề đáng ngại về sức khỏe.
Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thuốc lá điện tử chứa nicotine, THC (một chất có trong cần sa) hoặc kết hợp cả hai, nhiều bạn trẻ đã phải vào phòng cấp cứu, thở hổn hển.
2. Vi khuẩn kháng thuốc đe dọa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các vi khuẩn kháng thuốc đang trở thành mối đe dọa mới và nguy hiểm nhất cho sức khỏe con người trên toàn cầu. Tình trạng kháng kháng sinh đang phát triển nhanh chóng gây khó khăn cho việc điều trị. Các nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc khiến kháng sinh phải “bó tay” là do: lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh trị các bệnh do nhiễm vi rút, tự uống thuốc mà không chỉ định của bác sĩ, theo The New York Times.
Sự gia tăng kháng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng, kéo dài thời gian nằm viện và gia tăng tỷ lệ tử vong. Mỗi năm, WHO ước tính có khoảng hơn 700.000 người chết vì vi khuẩn kháng thuốc.
3. Sự trỗi dậy trở lại của dịch bệnh sởi
Bệnh sởi từ lâu đã có vắc xin phòng chống, nhờ vậy gần như đã được “thanh toán” ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, năm qua, bệnh sởi đã bùng phát trở lại, đặc biệt là ở châu Mỹ và châu Phi.
Theo báo cáo của WHO, tính đến tháng 11.2019, toàn thế giới ghi nhận hơn 400.000 ca sởi. Nguyên nhân được cảnh báo do tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi trong cộng đồng sụt giảm. Trong khi đa số phụ huynh vẫn tin tưởng cho con chích vắc xin thì có một trào lưu “anti vắc xin” (chống lại việc chích vắc xin) cũng nổi lên trong thời gian qua. Điều này khiến sởi và bại liệt đã quay trở lại, theo The New York Times.
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Những điều bác sĩ thường không nói với bệnh nhân khi xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là 1 trong các xét nghiệm quan trọng và cung cấp những chỉ số giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, nhiều bác sĩ sẽ thông báo chi tiết giúp bạn các chỉ số này, tuy nhiên vẫn có vài điều mà các bác sĩ thường bỏ qua hoặc ít nhắc tới.
20190806_072732_523874_nen-biet-ve-xet-ngh.max-1800x1800
1. Bác sĩ thường bỏ qua những thông tin tốt
Theo đúng thông lệ, bác sĩ cần trao đổi về kết quả xét nghiệm với bệnh nhân, nhưng nhiều người vẫn duy trì quan niệm “không có thông tin nào là tốt cả” nên họ đã im lặng. Nếu xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm sinh hóa, cholesterol (mỡ máu) nằm trong giới hạn bình thường, bác sĩ thường sẽ không nói, nếu có cũng chỉ gửi kết quả mà không có bình luận.
Theo các chuyên gia thuộc Viện tim phổi và Huyết học quốc gia Mỹ, ngay cả khi kết quả xét nghiệm bình thường, giới chuyên môn cũng nên trao đổi cho người bệnh biết để giải quyết khâu tư tưởng, giúp người bệnh an tâm, phấn khởi phối hợp phòng ngừa và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Giới hạn bình thường ở nam và nữ không giống nhau
Giá trị bình thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, Số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5 – 6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ mãn kinh. Đối với nhóm mãn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4 – 5 triệu tế bào.
3. Kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa khác nhau dựa trên độ tuổi
Mức bình thường hemoglobin, một chỉ số đánh giá thiếu máu, cũng khác nhau theo tuổi tác, nhất là ở trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em, hemoglobin ở mức 11 – 13 gram/dl (g/dl) được coi là bình thường, trong khi đó ở đàn ông là 13,5 – 17,5 g/dl, ở nhóm phụ nữ trưởng thành là 12 – 15,5 g/dl. Nhiều chỉ số khác cũng có giới hạn bình thường chệnh lệch nhau theo độ tuổi
4. Kết quả xét nghiệm “dương tính” không phải là thông tin tích cực
Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu tế bào hình liềm, xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B, kết quả được coi là “dương tính” khi phát hiện thấy các chất tạo bệnh, ADN hoặc protein. Trong những trường hợp này, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa người trong cuộc có thể mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc, phơi nhiễm nguồn gây bệnh trong quá khứ.
5. Kết quả xét nghiệm “âm tính” thường là thông tin tốt lành
Kết quả xét nghiệm “âm tính” không phải là xấu hay “tiêu cực”. Một xét nghiệm âm tính có nghĩa không phát hiện thấy chất gây bệnh hoặc một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh truyền nhiễm, hay xét nghiệm máu nhanh để phát hiện bệnh viêm gan C, nếu kết quả là âm tính có nghĩa tốt lành, không có bằng chứng của nhiễm trùng.
6. Kết quả xét nghiệm “dương tính” giả đôi khi vẫn có
Đôi khi kết quả trả về là dương tính, nhưng thực tế bạn không hề có bệnh theo ý nghĩa dương tính, đây gọi là dương tính giả. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác, người ta phải xét nghiệm nhiều lần, ở nhiều cơ sở để đối chứng. Chẳng hạn như riêng xét nghiệm HIV nhanh, thì kết quả dương tính giả rất phổ biến. Ví dụ trong các cộng đồng nơi có tỉ lệ 1% dân số bị nhiễm virus, thì cứ 10 xét nghiệm nhanh HIV có tới 2 là dương tính giả.
7. Các kết quả xét nghiệm “âm tính” giả
Trong thực tế, kết quả xét nghiệm máu âm tính giả đôi khi vẫn xảy ra, tức là người có bệnh nhưng kết quả trả về không phát hiện ra. Ví dụ, người bệnh viêm gan B trong vài tuần đến vài tháng đầu khi xét nghiệm HbsAg (một xét nghiệm phát hiện viêm gan B thường dùng) vẫn cho kết quả âm tính. Vì lý do này, việc xét nghiệm lại là cần thiết, nhất là nhóm người liên tục tiếp xúc với nguồn truyền nhiễm.
8. Kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế không thống nhất
Theo Cơ quan Quản lý Thực – Dược Mỹ (FDA), việc tham chiếu kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế là chuyện của mỗi cá nhân và chỉ dùng cho mục đích tham khảo. Kết quả không thống nhất giữa các phòng xét nghiệm không phải là không thể, vì kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như đặc điểm từng phòng xét nghiệm.
9. Kết quả xét nghiệm bất thường đôi khi không phải do mắc bệnh
Nếu kết quả thử nghiệm máu nằm ngoài phạm vi cho phép thông thường sẽ được kết luận là mắc bệnh hoặc bị rối loạn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bất thường là nhất thời, không phải do mắc bệnh. Ví dụ, nếu xét nghiệm glucose (đường huyết) mà không nhịn ăn hoặc đã uống rượu trong đêm hay dùng thuốc thì kết quả tại thời điểm đó có thể sẽ là bất thường.
10. Sai sót từ con người
Mặc dù “đọc” sai kết quả trong xét nghiệm máu hiếm khi xảy ra, nhưng trong thực tế vẫn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan lẫn khách quan và đôi khi bác sĩ không nói cho bệnh nhân biết. Trong đó có sai lầm của chính con người, bao gồm bệnh nhân lẫn bác sĩ. Ví dụ như do tình trạng nhầm mẫu máu của người này với người kia, lấy mẫu máu không đúng cách, và cả ở khâu vận chuyển, lưu giữ mẫu máu trước khi xét nghiệm v.v.
Bạn cũng cần lưu ý rằng khi xét nghiệm máu không phải là phương pháp toàn năng để hiểu rõ sức khoẻ con người, nó chỉ phản ánh được một phần sức khoẻ của bạn hiện tại. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

"Chìa khóa" tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch Covid-19

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV có những diễn biến khó lường, vì vậy phòng tránh lây nhiễm là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch trong mùa dịch nguy hiểm này.
thuc-pham-tang-cuong-he-mien-dich-3
Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm cho dù là virus Corona Vũ Hán hay cảm lạnh thông thường, theo CNA. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như kẽm và Vitamin B9 hay folate, cũng như Vitamin A, B6 và C, có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Do đó cần bổ sung những dưỡng chất này để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
1. Ớt chuông
Cam quýt không phải là thực phẩm duy nhất chứa Vitamin C, chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân lây nhiễm. Ớt chuông đỏ là một ứng viên khác và trên thực tế có gấp đôi Vitamin C so với trái cây họ cam quýt.
Một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình cung cấp 169% nhu cầu Vitamin hàng ngày của mỗi người (90mg cho nam và 75mg cho nữ/ngày)
2. Gà
Kẽm có trong mọi tế bào và đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch. Nguồn kẽm từ động vật như thịt gà được hấp thụ tốt hơn so với kẽm từ thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng…) và ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, quinoa, gạo nâu). Điều này là do thực vật có chứa axit phytic ức chế sự hấp thụ kẽm, theo Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ.
3. Nấm
Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất khi có đủ glutathione để bảo vệ và giúp các tế bào trong hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như các tế bào bạch cầu, hoạt động.
Theo một nghiên cứu, chất chống oxy hóa mạnh này do cơ thể tự sản xuất, nhưng theo tuổi tác, mức độ của nó có thể giảm xuống. Ăn nấm là cách để tăng mức glutathione bởi một số loại nấm như nấm thông và nấm trắng có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa.
4. Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina ở trong danh sách không chỉ vì giàu Vitamin C, mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như kaempferol và quercetin, làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, theo Healthline. Nấu vừa chín loại rau này là việc cần làm để tăng cường Vitamin A và cho phép các chất dinh dưỡng khác được giải phóng khỏi axit oxalic.
5. Măng tây
Măng tây chứa lượng lớn beta – caroten. Đây là loại chất oxy hóa khác tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Bản thân beta caroten không phải là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng vitamin A sản phẩm của quá trình chuyển đổi beta caroten trong cơ thể bạn thì có. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Sử dụng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch sẽ là một khởi đầu tuyệt với cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, còn nhiều điều khác bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn có thể kể đến như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tâm trạng của bạn…
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Vaccine viêm phổi Corona sẽ có sau 18 tháng

Tổ chức Y tế Thế giới cho hay vaccine đầu tiên chống nCoV sẽ sẵn sàng trong 18 tháng, nhưng các biện pháp điều trị tức thời cũng rất quan trọng.
Thông báo được Tổng giám đốc (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp ngày 11/2 với hơn 400 chuyên gia y tế đến từ nhiều nước.
TGD WHO
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
"Vaccine đầu tiên cho Covid-19 sẽ sẵn sàng trong 18 tháng tới, vì vậy chúng tôi đang gấp rút tìm ra cách xử lý tình trạng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện giờ, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch phòng chống lâu dài". Tedros dùng tên mới mà WHO đặt cho bệnh viêm hô hấp do virus corona.
Ông nói thêm rằng việc phát triển vaccine và các phương pháp điều trị là một phần quan trọng của chương trình nghiên cứu, nhưng cũng chỉ là một phần. Vaccine cần thời gian, và trong thời gian chờ đợi đó, thế giới cần sử dụng những vũ khí sẵn có để chống dịch bệnh.
"Nhiều biện pháp can thiệp y tế căn bản có thể áp dụng được ngay, có thể giúp chúng ta ngăn chặn sự lây lan", Tedros nói.
WHO đang hỗ trợ các quốc gia để chẩn đoán và điều trị bệnh nhân cũng như bảo vệ nhân viên y tế. Các quốc gia được hướng dẫn về phương pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch và cách chăm sóc người bệnh. Các phòng thí nghiệm trên thế giới hoạt động hết công suất, hàng nghìn nhân viên y tế được đào tạo để ứng phó với Covid-19. Tuần trước, WHO kêu gọi hỗ trợ 675 triệu USD nhằm đối phó dịch bệnh corona.
Theo dự đoán của cố vấn y tế cao cấp Trung Quốc Zhong Nanshan, dịch corona có thể sẽ kéo dài đến khoảng tháng 4. Zhong cũng cho biết số ca bệnh mới ghi nhận hàng ngày tại Trung Quốc đang giảm ở một số tỉnh.
"Dịch có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong tháng này", ông Zhong nói.
Hôm 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dự đoán dịch corona sẽ kết thúc vào tháng tư khi nhiệt độ tăng cao.
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm sau khi khám virus Corona?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Trong tình hình bệnh viêm phổi do virus Corona càng lan rộng, thì việc đọc được chỉ số xét nghiệm của bản thân đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không phải khẩu trang, đây mới là cách phòng tránh lây nhiễm Corona hiệu quả!

Những ngày gần đây, người dân đổ xô đi mua khẩu trang, cồn rửa tay và những thực phẩm tăng cường sức đề kháng để tránh lây nhiễm Corona tối đa. Bên cạnh đó, có một “bí kíp” cực đơn giản với giá 0 đồng giúp bạn và gia đình có thể bảo vệ sức khỏe trước đại dịch Corona.
corona-la-virus-gi-va-virus-corona-nguy-hiem-nhu-the-nao-1
Cơ chế 2019-nCov lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Phòng tránh virus Corona như thế nào?                
Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.                            
– Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.                     
– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.                      
– Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
– Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Quyết thắng đại dịch Corona
Nếu có những triệu chứng của bệnh, bạn cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể, thăm khám thường xuyên để các bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Ứng dụng quản lí hồ sơ sức khỏe HR247 sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe của bạn và gia đình một cách nhanh chóng.
HR247 là ứng dụng do công ty TNHH MTV My Health sáng lập và phát triển. Với ứng dụng này, người dùng được trao quyền làm chủ dữ liệu sức khỏe của họ và cả gia đình. Khi bạn thăm khám tại các cơ sở y tế, bạn có thể lưu trữ hồ sơ sức khỏe của mình dưới dạng hình ảnh trong ứng dụng HR247. Việc làm này không chỉ giúp hồ sơ sức khỏe của bạn được sắp xếp khoa học mà còn phòng tránh những nguy cơ mắc bệnh của bạn trong tương lai.
Cách sử dụng:
– Bước 1: Tải app qua link
– Bước 2: Đăng kí tài khoản
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n
Bước 3: Tạo hồ sơ cho bạn và gia đình
Bước 4: Hãy để HR247 đồng hành chăm sóc sức khỏe gia đình bạn
My Health là đơn vị cho ra đời những công cụ phục vụ quá trình khám, chữa bệnh của người dân như Dr.ViVi – ứng dụng Đọc kết quả xét nghiệm, Dr.Kuka – Ứng dụng tra cứu các thông tin y tế.
Hướng tới chặng đường xa hơn, chắc chắn My Health nói chung và HR247 nói riêng sẽ hỗ trợ cho nhiều người dùng trong lĩnh vực y tế, sức khoẻ. Không chỉ đồng hành cùng bạn khi dịch Corona bùng phát, ứng dụng HR247 sẽ bên bạn và gia đình trọn đời và mãi mãi!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Phòng ngừa virus Corona bằng những phương pháp tại nhà đơn giản

Trong cao điểm viêm phổi do chủng virus corona mới, người dân có thể tự nâng hệ miễn dịch, phòng ngừa, giảm tối thiểu sự lây nhiễm bằng những phương thuốc và liệu pháp vô cùng đơn giản dưới đây.
anh-quang-ninh-tang-cuong-truyen-thong-ve-ncov-den-du-khach-fkfkan-1580226869-width640height427
1. Tỏi
Tỏi đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm và đường hô hấp. Sự hiện diện của allicin trong tỏi giúp kích thích các tế bào hoạt động chống oxy hóa trong cơ thể, chống lại các vi khuẩn lạ và cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Nhai và nuốt 2 tép tỏi với nước ấm khi bụng đói vào mỗi buổi sáng sẽ đạt được lợi ích phòng ngừa cúm.
2. Rau húng quế
Loại rau này có nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như trị liệu, các nghiên cứu chứng minh húng quế có thể giúp giữ cho cổ họng và phổi không bị nhiễm trùng, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chỉ cần 5 lá đun sôi nhẹ trong nước và uống mỗi sáng sớm là biện pháp làm thanh sạch đường hô hấp.
3. Bưởi, sơ ri, kiwi
Những loại quả này giàu vitamin C không kém cam, chanh, có đặc tính tăng cường miễn dịch. Tiêu thụ các loại quả chứa nhiều vitamin C có thể giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh nhiễm trùng và bệnh cúm.
4. Tập thể dục
Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó thúc đẩy sự lan tỏa của các tế bào miễn dịch trong hệ thống tuần hoàn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp phóng thích endorphin kích thích hệ bạch huyết hoạt động mạnh mẽ và tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn chặn các chủng virus tấn công vào cơ thể.
5. Ngủ đúng và đủ giờ
Một giờ ngủ thật tốt có thể giúp cơ thể thư giãn và kiểm soát mức độ căng thẳng và ngược lại. Thiếu ngủ có thể tác động đến cơ thể theo nhiều cách. Để duy trì chức năng thích hợp của cơ thể cần ngủ tối thiểu 7 giờ. Một giấc ngủ bị gián đoạn dẫn đến việc giải phóng các hormone gây căng thẳng và có tác động tiêu cực trên hệ miễn dịch làm cơ thể suy yếu.
6. Uống đủ nước
Nên uống nước ấm có thể giúp tránh virus xâm nhập vào trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường như uống nhiều nước, ăn nhiều loại thực phẩm chứa sinh tố, nghỉ ngơi nhiều sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm virus và vi trùng.
7. Đeo khẩu trang
Với tỉ lệ lây lan dịch cúm ngày càng tăng, cần nhớ nên đeo khẩu trang trước khi ra ngoài. Cố gắng tránh những nơi mất vệ sinh và quan trọng nhất là giữ cho ngôi nhà, môi trường xung quanh thật sạch sẽ. Rửa tay sạch thường xuyên với xà bông và tránh tiếp xúc vào mắt, miệng, mũi khi tay không sạch. Ngậm nước muối loãng hoặc nước súc họng kháng khuẩn.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Những lời khuyên hữu ích giúp bà bầu đề phòng viêm phổi do virus corona

Phụ nữ mang thai là đối tượng có hệ miễn dịch bị suy yếu và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường. Do đó trong cao điểm dịch cúm do virus Corona gây ra, tốt hơn hết bà bầu nên trang bị cho mình một vài mẹo nhỏ để giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan của chủng virus mới này.
mangthai
1. Tránh đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm trong giờ cao điểm.
Hạn chế đến những nơi đông người và kín như siêu thị, trung tâm mua sắm, khu vui chơi, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Nếu không cần thiết, nên hạn chế tối đa ra ngoài, hoặc tới bệnh viện. Nếu phải ra ngoài cần đeo khẩu trang an toàn.
2. Chú ý vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên
Vệ sinh cá nhân và rửa tay đều đặn có thể làm giảm nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Sau khi ra ngoài về cần rửa sạch tay với xà phòng, thời gian rửa tay cần từ 30 giây trở lên. Tránh để tay tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi chưa rửa sạch.
Các vật dụng được sử dụng ở nơi công cộng nên thường xuyên được ngâm với chất khử trùng.
3. Tập thể dục
Việc luyện tập thể thao đúng cách vừa có thể giúp mẹ và bé tăng cường sức khỏe, vừa hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
4. Mở cửa sổ thường xuyên
Bạn cần chú ý thông gió và giữ cho không khí trong lành để giảm thiểu nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
5. Một vài thực phẩm nên ăn
Nên uống nhiều sữa, bổ sung protein, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung vitamin.
6. Lưu ý khác
Tránh tiếp xúc với những người trở về từ vùng dịch bệnh, những người nghi ngờ bị sốt, ho và các triệu chứng khác. Khi cần tiếp xúc, phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 1,5- 2m, và theo dõi tại nhà trong 14 ngày. Phụ nữ mang thai trong quá trình nằm viện nên tránh thăm người thân và họ hàng trong phòng bệnh để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
Bà bầu cần tới bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu sau:
– Sốt cao trên 37.3 độ, kèm theo đau đầu, đau khớp, toàn thân mệt mỏi, đau nhức.
– Ho khan với ít đờm, có thể lẫn máu, thở gấp và đau.
– Đã uống thuốc kháng virus nhưng không có tác dụng rõ ràng.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102