Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Cảm biến sinh học y tế giúp phát hiện nhanh cơn đau tim

Các nhà khoa học Đài Loan (Trung Quốc) đang phát triển một bộ cảm biến sinh học y tế có chi phí rẻ dùng cho thử máu di động, trong vòng năm phút nó có thể đo nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu giúp phát hiện nhanh chóng cơn đau tim.

Thiết bị này được biết đến như là một GaN (gallium nitride), chế tạo dựa trên bóng bán dẫn điện tử cao, hoặc HEMT. Phân tích chỉ một giọt máu từ ngón tay, trong vòng năm phút nó có thể đo nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu.


Các nhà khoa học Đài Loan đang phát triển một bộ cảm biến sinh học y tế có chi phí rẻ phát hiện nhanh cơn đau tim.

Mức CRP tăng cao cho thấy có sự viêm nhiễm có thể liên quan đến cơn đau tim hoặc đột quỵ tiềm ẩn sắp xảy ra hoặc bệnh động mạch vành.

Các cảm biến sinh học kết hợp các bóng bán dẫn hiệu ứng cùng với vật liệu Gallium nitride hoàn toàn không có vấn đề gì trong ảnh hưởng đến phân tích máu, và mặc dù nó đắt hơn silicon, HEMT được sử dụng trong cảm biến sinh học mới vì vậy hy vọng thiết bị sẽ rẻ tiền hơn khi được sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, nếu các thụ thể hóa học khác nhau được tích hợp trong thiết bị, bạn có thể thử máu cho các công thức sinh học khác ngoài CRP, và do đó cảnh báo các điều kiện phát sinh bệnh khác…

Giáo sư Yu Lin Lin, đồng tác giả của nghiên cứu nói: “Thiết bị này cuối cùng sẽ có hình dạng như một thiết bị cầm tay nhỏ, có thể dễ dàng kết nối với điện thoại thông minh thông qua Bluetooth hay Wi-Fi.
Các dữ liệu có thể được thu thập trong một ứng dụng và người dùng có thể gửi dữ liệu đó cho bác sĩ điều trị riêng của họ”.

Các nhà khoa học tin rằng một phiên bản thương mại bộ cảm biến sinh học này có thể sẵn sàng ra mắt trong một năm tới.

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

 Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!

1. Viêm da cơ địa là gì ?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như: Bệnh chàm thể tạng, bệnh sẩn ngứa besnier, bệnh liken đơn mạn tính. Đây là một bệnh viêm da mãn tính có đặc điểm là tiến triển theo từng đợt, hay tái phát, thường bắt đầu hình thành bệnh ở trẻ nhỏ với các tổn thương dạng chàm trên da và gây ngứa.

2. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không ?

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến tình trạng da bị viêm đều gây cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa, theo các bác sĩ, bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó cần được điều trị dứt điểm vì có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm da cơ địa gây nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm vi khuẩn nếu người bệnh gãi nhiều. Việc gãi vùng da bệnh không những làm tổn thương da mà đó còn là điều kiện để vi khuẩn từ móng tay tiếp xúc với vết thương và gây nhiễm trùng, lở loét hoặc không cẩn thận còn gây hoại tử.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm do virus thì còn gây sốt, mọc mụn nước trên da, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong nếu bệnh tiến triển nặng.
  • Viêm da cơ địa mãn tính nếu điều trị sai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiế người bệnh bị mẩn đỏ toàn thân, bị sốt rét, rất ngứa và khó điều trị.
  • Ảnh hưởng đến thị giác: Nếu viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng da mỏng quanh mắt thì sẽ gây hại cho thị giác khi vi khuẩn có thể xâm nhập cùng các tổn thương da gây viêm kết mạc mắt, viêm mí mắt, chảy nước mắt liên tục…
  • Sẹo: Bệnh viêm da cơ địa gây ra sẹo, các vết sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ cùng các vết ngứa, mẩn đỏ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
  • Biến chứng khác: Theo thống kê, có khoảng 30-50% người bệnh sẽ phải đối mặt với các bệnh dị ứng khác như: Suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hen phế quản.

Ngoài những biến chứng nguy hiểm trên, viêm da cơ địa nguy hiểm ở chỗ nó tái đi tái lại nhiều lần và có thể lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, việc điều trị rất tốn kém, mất thời gian.

3. Triệu chứng viêm da cơ địa

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm các tổn thương da khô và ngứa. Điển hình là:

Da bị mẩn đỏ và rất ngứa: Với các nốt ban có hình tròn mẩn đỏ. Vùng da bị viêm thường là da chân, da tay. Khi sờ vào thì thấy sần sùi, thô ráp và có thể nổi mụn nước trắng nhỏ li ti.

Hiện tượng phù nề da: Vùng da bị bệnh dần trở nên dày, cộm hơn. Người bệnh viêm da cơ địa có thể thấy nóng tại vùng da đó kèm theo cảm giác ngứa ngáy nhất là khi vùng da bị tiết mồ hôi.

Vùng da bệnh bị đóng vảy và xuất hiện chàm: Khi các mụn nước vỡ, chúng sẽ chảy dịch rồi đóng thành vảy khi khô lại, dần dần trong quá trình hoạt động thì sẽ tạo thành các vết nứt hoặc bong ra thành vảy phấn.

Một số triệu chứng viêm da cơ địa khác: Người bệnh có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, bị viêm vùng da khi cố gãi.

4. Cách chữa viêm da cơ địa như thế nào?

Mục đích điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chi tiết như sau:

Kem chống ngứa: dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.

Kem dưỡng ẩm: phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.

Kem kháng viêm: hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

Hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát: Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm da cơ địa có lây không vì sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm.

(Tổng hợp)

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Website: http://myhealth.com.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Những phương pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão

 Trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật (cả loại gây bệnh và không gây bệnh) từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Thực tế đã chứng minh rằng ở các vùng, miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường ruột thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ làm lây lan mầm bệnh tạo thành dịch nguy hiểm.

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:

1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng

5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày

6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế

8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Bộ Y tế đã gửi 4,2 triệu viên sát khuẩn đến vùng lũ. Số viên sát khuẩn này cấp cho Sở Y tế Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng để khử trùng nguồn nước. Các Sở Y tế phân phối hóa chất khử khuẩn này trên địa bàn và sử dụng đúng mục đích là khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh.

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Những triệu chứng của bệnh Parkinson

 Bệnh Parkinson là một rối loạn hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Cùng tìm hiểu triệu chứng và những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson qua bài viết sau đây.

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Bệnh không phát triển ngay lập tức, đôi khi sự khởi đầu của bệnh này là một chấn động hầu như không đáng kể ở trong một tay. Người ta tin rằng tình trạng run có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý này. Các rối loạn bổ sung cũng thường gây ra độ cứng hay chậm của chuyển động.

2. Triệu chứng bệnh Parkinson

Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Run biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm thường khởi đầu ở một bên cơ thể, đều đặn, bốn – sáu chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “vê thuốc lào hoặc đếm tiền”. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

Giảm động là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt, lời nói.

Tăng trương lực cơ ngoại tháp gây ra hiện tượng “cứng kiểu ống chì”. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác duỗi, cảm nhận hiện tượng duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục.

Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay. Giai đoạn sau, đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Phản xạ điều chỉnh tư thế giảm nên bệnh nhân dễ bị ngã khi bị đẩy nhẹ từ trước ra sau.

Ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu “đông cứng”. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy, hoặc đi, người bệnh rất khó cử động. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như táo bón, rối loạn về giấc ngủ, giọng nói thều thào, rối loạn về nuốt, rối loạn trí nhớ và rối loạn chức năng tư duy, trầm cảm, lo sợ, đau, rối loạn cảm giác, tiểu không kìm được, rối loạn tình dục, da khô, chóng mặt khi đứng và bị té ngã.

3. Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson?

Hiện vẫn chưa  có bài kiểm tra nào để chuẩn đoán bệnh Parkinson. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ chuẩn đoán thông qua tiểu sử bệnh tình, báo cáo về các dấu hiệu và triệu chứng và cả các bài kiểm tra về thần kinh cũng như cơ thể của bạn nữa.

Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra như xét nghiệm máu để loại trừ các khả năng khác gây ra triệu chứng của bạn.

Các bài kiểm tra bằng hình ảnh như chụp MRI, siêu âm não, chụp SPECT và PET cũng có thể loại trừ khả năng bạn bị các bệnh khác. Tuy nhiên các kiểu kiểm tra này không có tác dụng lắm trong việc chuẩn đoán bệnh Parkinson.

Trong quá trình thăm khám và kiểm tra bệnh, hãy đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe online hàng đầu.

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

HR247 là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Website: http://myhealth.com.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102


Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Cảnh giác 5 bệnh lý nguy hiểm về túi mật

 Túi mật là một cơ quan nhỏ bé nhưng có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nhiều người không có thói quen chú ý tới túi mật, cho tới khi chúng bị viêm nhiễm, sỏi mật… gây khó chịu, đau quặn bụng. Hãy chú ý tới một số bệnh túi mật dưới đây để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

1. Những bệnh lý nguy hiểm về túi mật

– Sỏi túi mật

Là sự kết tụ thành một khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, bao gồm nhiều thành phần, chủ yếu là Cholesterol, Bilirubin (sắc tố mật), Canxi.

Sỏi túi mật có thể gây đau và nhiều triệu chứng khác. Nếu vị trí sỏi ở cổ túi mật, sẽ cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, gây tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp.

– Viêm túi mật

90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra. Viêm túi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tuần hoàn, chảy máu các tạng, viêm phúc mạc, lỗ rò vào đường tiêu hóa…

Các triệu chứng của viêm túi mật: Đau tức bụng, buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon, sốt, ớn lạnh hoặc đầy hơi thường xảy ra sau bữa ăn đặc biệt bữa ăn nhiều dầu mỡ.

– Ung thư túi mật

Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì nó thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trong thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác như sỏi mật. Còn nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán, ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Lúc này người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng như: Đau bụng đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng, đầy hơi, ngứa ngáy, sốt, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, vàng da và lòng trắng của mắt.

Ung thư túi mật không phổ biến, nếu phát hiện sớm, loại bỏ túi mật và các mô bị ảnh hưởng trong ống dẫn mật là điều trị tiêu chuẩn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

– Polyp túi mật

Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Chúng thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Hầu hết các polyp là kết quả của sự tích tụ cholesterol. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ.

Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị. Các polyp này thường được tình cờ phát hiện khi làm siêu âm túi mật. Polyp túi mật thường không gây đau.  Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp trong túi mật của mình. Cách tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng. Khi khối polyp đủ lớn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ, điều này hoàn toàn đơn giản và không nguy hiểm sức khỏe của bạn.

– Áp xe túi mật

Một số ít người bị sỏi mật cũng có thể bị mưng mủ trong túi mật. Mủ này là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và các tế bào đã chết. Sự hình thành của bọc mủ trong túi mật có thể gây đau bụng nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể bị viêm nhiễm, đe dọa tới tính mạng người bệnh.

2. Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh ở túi mật?

Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh ở túi mật thuộc các đối tượng sau:

– Suy giáp

– Thừa cân

– Sụt cân nhanh (do bệnh, do sử dụng thuốc giảm béo)

– Tăng lượng estrogen và sử dụng thuốc tránh thai (estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật)

– Thường xuyên sử dụng thuốc kháng acid hoặc Acid dạ dày thấp

– Người trên 40 tuổi

– Phụ nữ đã sinh nhiều con

– Rối loạn mỡ máu

– Nghiện rượu

– Tiền sử gia đình: có nhiều người mắc bệnh túi mật

– Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng cholesterol trong địch mật.

– Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm làm chậm các cơn co thắt túi mật

– Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và không đủ rau hay chế độ ăn quá ít chất béo làm túi mật ít hoạt động, gây ứ trệ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khi nghi ngờ mắc bệnh liên quan đến túi mật, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị kịp thời. Đừng quên trang bị Dr.ViVi – ứng dụng đọc xét nghiệm hiệu quả để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình, từ đó có hướng điều trị đúng đắn và hợp lý nhé!

[​IMG]

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

WHO: Vaccine Covid-19 có thể ra mắt vào cuối năm 2021

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vaccine ngừa Covid-19 có thể ra mắt muộn nhất là vào cuối năm 2021.

Hôm 6/10, điều phối viên khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ông Socorro Escalante, cho biết Liên minh Vaccine Covax chưa thể phân phối loại vaccine hiệu quả với giá cả phải chăng trong hơn một năm tới.

"Mục tiêu của Covax là vào cuối năm 2021 sẽ cung cấp hai tỷ liều vaccine cho tất cả các quốc gia thành viên", Escalante nói. Tuyên bố này làm lung lay hy vọng từ dự đoán trước đó, rằng các liều chủng ngừa có thể được tung ra cuối năm nay hoặc giữa năm tới.

Hồi tháng 9, Margaret Harris, phát ngôn viên của WHO, cho biết chương trình tiêm chủng đại trà sẽ không thể bắt đầu trước quý ba năm sau. Nhận định mới của Escalante kéo dài khoảng thời gian chờ đợi lên vài tháng.

Ông cho biết hiện có 193 loại vaccine đang được phát triển, 10 loại trong số đó đã bước vào thử nghiệm giai đoạn 3. Các nhà khoa học sẽ tiêm chủng cho hàng nghìn tình nguyện viên và chờ xem có bao nhiêu người nhiễm bệnh, so sánh với nhóm sử dụng giả dược.

Escalante cho biết Trung Quốc và Nga đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với sản phẩm của riêng mình, cho thấy vaccine có thể được bán ra sớm hơn nếu hai nước thành công.

Trong cuộc họp ngày 6/10, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn đặt kỳ vọng ra mắt vaccine vào cuối năm nay. Ông kêu gọi sự đoàn kết của tất cả các nhà lãnh đạo để đảm bảo việc phân phối diễn ra một cách bình đẳng.

Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, khuyến cáo người dân nên học cách sống chung với virus cho đến khi chương trình tiêm chủng được triển khai rộng rãi. Chính phủ cần tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe, củng cố hệ thống y tế nhằm đối phó với những đợt bùng phát đột ngột trong tương lai. Trong thời gian chờ đợi vaccine, cộng đồng nên tiếp tục thực hiện phương pháp ngăn ngừa Covid-19 như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên…

Việt Nam là quốc gia thành viên của dự án Covax, dự kiến sẽ được cung cấp vaccine. Bên cạnh đó, các nhà khoa hoc trong nước cũng phát triển những ứng viên tiềm năng, dự kiến hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vào quý 4 năm 2021.

(Theo SCMP)

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Website: http://myhealth.com.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Đừng chủ quan với tai biến mạch máu não nhẹ!

 Tai biến mạch máu não nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó không nên chủ quan với bệnh dù là ở thể nhẹ. Việc nhận biết dấu hiệu tai biến nhẹ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh là rất quan trọng. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

1. Tai biến mạch máu não nhẹ là gì?

Một cơn đột quỵ nhẹ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua) xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị ngưng trệ trong thời gian ngắn, thường là vài phút. Máu trong cơ thể mang theo oxy và các chất dinh dưỡng đi theo hệ thống mạch máu để nuôi các tế bào não. Nếu nguồn cung cấp máu bị gián đoạn thì các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần. Người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện tương tự như đột quỵ.

Thông thường, quá trình lưu thông máu sẽ nhanh chóng bình thường trở lại. Khi não nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết thì các biểu hiện đó sẽ biến mất. Điều này làm cho cơn đột quỵ nhẹ khác với một cơn đột quỵ thực sự ở chỗ là não không bị tổn thương vĩnh viễn hay để lại di chứng nghiêm trọng.

2. Triệu chứng của tai biến nhẹ

– Nhức đầu dữ dội và đột ngột;

– Chóng mặt, choáng, ù tai đột ngột. Nếu người bệnh đang đứng sẽ thấy một bên chân bị yếu hẳn và đứng không vững;

– Một bên tay không thể cầm nắm chắc đồ vật và làm rơi, cảm thấy khó khi nhặt lại vật đã rơi;

– Rối loạn ngôn ngữ đột ngột, bao gồm các dấu hiệu tai biến nhẹ như nói khó hoặc nói ngọng, khiến người nghe không hiểu. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ có thể chỉ diễn ra trong ít phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi bị tai biến nghiêm trọng, lúc đó người bệnh không còn khả năng phát ngôn;

– Có cảm giác tê ở đầu ngón tay, chân và nửa thân trên như kim châm, kiến đốt một cách đột ngột;

– Người bệnh thỉnh thoảng mất hẳn kiểm soát bản thân, như đang nói thì ngưng lại, để rơi vật đang cầm nắm trong tay mà không hay biết, vài giây sau mới sực nhớ và nhặt lên;

– Rối loạn trí thức đột ngột, người bệnh đột nhiên mất định hướng về không gian và thời gian trong vài phút hoặc vài giờ, bị điếc hoặc quên lãng trong khoảng thời gian ngắn;

– Mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, ở một hoặc hai bên mắt trong khoảng vài giây.

3. Có cách nào để chẩn đoán cơn đột quỵ nhẹ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán đột quỵ nhẹ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả từ xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:

– Chụp cắt lớp vi tính sọ não: và chụp cộng hưởng từ: chụp hình ảnh chi tiết bộ não để quan sát vị trí bị tắc mạch máu não

– Xét nghiệm dịch não tủy: Xét nghiệm dịch não tủy ( sinh hóa, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng các men và các chất dẫn truyền thần kinh…)

– Điện tâm đồ: để kiểm tra nhịp tim có bất thường hay không.

– Kiểm tra huyết áp: kiểm tra xem người bệnh có bị huyết áp cao hay không.

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu (lúc đói), lượng đường trong máu…

Sau cùng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán để đánh giá tình trạng hiện tại của bạn. Đồng thời, họ sẽ đưa ra những hướng dẫn cũng như tư vấn cụ thể để bạn biết được nên phòng ngừa như thế nào, nên điều trị ra sao trong tình huống này.

Bạn có thể sẽ cần phải đến bệnh viện thường xuyên hơn để kiểm tra định kì tình hình sức khỏe của bản thân để cập nhật những thay đổi cần thiết giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, tránh khỏi nguy cơ đột quỵ tái phát bất ngờ.

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

"Thủ phạm" nào gây chuột rút vào ban đêm?

Chuột rút ở chân ban đêm là tình trạng khá phổ biến. Chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi và trên 60 tuổi. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về "thủ phạm" gây chuột rút, đồng thời có thêm những cách xử trí khi bị chuột rút liên tục nhé!

1. Chuột rút là gì?

Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là cơn co mạnh và thắt chặt các cơ, gây đau đột ngột và dữ dội ở một bắp thịt, khiến người bị chuột rút không tiếp tục cử động được. Chuột rút thường kéo dài trong khoảng vài giây đến vài phút.

Mặc dù mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, tuy nhiên, thường gặp chuột rút ở bắp chân, hoặc đôi khi có thể xảy ra ở bắp đùi, hông, bàn chân, bàn tay và cơ bụng, trong đó, chuột rút bắp chân và bàn chân là phổ biến nhất.

Chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ, hoặc sau khi vận động và sử dụng cơ bắp trong một khoảng thời gian dài và liên tục. Chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi và trên 60 tuổi.

2. Thủ phạm gây chuột rút

– Mất nước

Nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút ban đêm là mất nước. Thiếu dịch trong cơ thể có thể gây áp lực lên các cơ, gây chuột rút ban đêm.

– Suy giáp

Những người bị suy giáp thường bị chuột rút ban đêm. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây chuột rút, mệt mỏi, suy nhược nói chung.

– Đường huyết cao

Những người có lượng đường huyết cao thường gặp phải tình trạng này. Vì vậy điều quan trọng là cần kiểm soát đường huyết để tránh bị chuột rút chân ban đêm.

– Tác dụng phụ của thuốc

Chuột rút ở chân ban đêm có thể là tác dụng phụ của loại thuốc đang sử dụng. Vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc và gặp tình trạng này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

– Gắng sức

Tình trạng gắng sức cũng có thể gây mỏi cơ, dẫn tới chuột rút ở chân. Ngoài ra, tập luyện  quá sức cũng có thể gây chuột rút chân ban đêm

– Mỏi cơ

Yếu hoặc mỏi cơ cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút ban đêm. Yếu cơ có thể là một vấn đề không nghiêm trọng nhưng nếu nó kéo dài, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm hơn.

– Thiếu dinh dưỡng

Thiếu các loại khoáng chất thiết yếu như kali, natri v.v…cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính gây chuột rút ban đêm. Thiếu bất cứ loại khoáng chất quan trọng nào cũng đều có thể gây áp lực lên các tế bào cơ, dẫn tới chuột rút.

3. Cách xử trí khi bị chuột rút

– Chuột rút bất ngờ khi đang vận động làm đau bắp thịt, buộc cơ thể phải dừng lại ngay do không cử động được. Để khỏi đau nhanh có thể thực hiện các thao tác sau: ngưng vận động, thả lỏng các chi bị chuột rút để thư giãn bắp thịt đang bị co rút, nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ (có thể sử dụng dầu nóng để thoa lên);

– Chuột rút ở cẳng chân: Nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều ngược bằng cách kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về phía đầu gối;

– Chuột rút bắp chân hoặc đùi: Nhờ một người kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay còn lại ấn đầu gối xuống, thực hiện đồng thời cả 2 tay;

– Chuột rút cơ xương sườn: Hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực;

– Khi bị chuột rút có thể uống nước trà, nước đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh để làm giảm triệu chứng…;

– Sau khi qua cơn đau chuột rút nói chung và chuột rút bắp chân nói riêng, có thể tắm nước nóng để thư giãn các bắp thịt;

– Có thể dùng một số loại thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc làm thư giãn cơ….

(Tổng hợp)

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Website: http://myhealth.com.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Viêm đường hô hấp trên và những lưu ý cần biết

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi… gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Một em bé dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp trên 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ. Đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được những lưu ý quan trọng về viêm đường hô hấp trên.

1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên nhìn chung có nguyên nhân từ sự xâm lấn trực tiếp của các virus hoặc vi khuẩn vào niêm mạc của đường hô hấp trên. Để điều này có thể xảy ra, các tác nhân gây bệnh cần phải vượt qua một số hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể.

Lớp lông trên niêm mạc mũi là hàng rào đầu tiên để bẫy các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra lớp dịch nhầy trong lòng mũi cũng giúp bắt giữ vi khuẩn và virus. Tổ chức nhung mao ở phế quản sẽ di chuyển ngược lên phía hầu họng để tống các tác nhân lạ xâm nhập vào đường tiêu hóa.

Ngoài hàng rào vật lý hoạt động liên tục, hệ miễn dịch cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp trên. VA và amidan đều là những bộ phận của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Thông qua các hoạt động của các tế bào chuyên biệt, kháng thể và các chất có trong hạch bạch huyết sẽ tấn công tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập.

Tuy nhiên các virus và vi khuẩn xâm nhập cũng có những cơ chế chống lại các hàng rào của cơ thể. Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự của cơ thể, hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch (thay đổi tính kháng nguyên). Các tác nhân khác nhau có rất nhiều cơ chế phong phú để vượt qua hàng rào của cơ thể người và gây bệnh.

Ngoài ra các tác nhân gây bệnh khác nhau cần khoảng thời gian khác nhau từ lúc chúng xâm nhập cơ thể cho đến lúc gây ra các triệu chứng lâm sàng (thời gian ủ bệnh): virus cúm hoặc á cúm cần 1-4 ngày, RSV cần 7 ngày, vi khuẩn bạch hầu cần 1-10 ngày…

2. Triệu chứng viêm đường hô hấp trên

Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau rát họng
  • Đau khi nuốt
  • Ho
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.

Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.

3. Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên như thế nào?

Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên. Ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên là các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Cho trẻ bú sữa mẹ là một cách để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho con.

Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như:

  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh
  • Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì
  • Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]

Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Website: https://myhealth.com.vn/