Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Trẻ em có nguy cơ trở thành nguồn lây lan virus Covid-19

Các triệu chứng Covid-19 ở trẻ em ít nghiêm trọng, đôi khi không biểu hiện rõ ràng nên dễ lây truyền virus. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tỉnh Chiết Giang, đứng đầu là Song Qifa, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba, và Chen Dong thuộc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu, đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 25/3.
kid
Các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của 36 bệnh nhi Covid-19, độ tuổi từ một đến 16, kể từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong đó 7 trường hợp biểu hiện triệu chứng hô hấp nhẹ, không có ca nào nghiêm trọng. Trẻ em từ hai thành phố Ôn Châu và Ninh Ba chiếm 5% tổng số ca bệnh. Tất cả đều đã tiếp xúc gần với thành viên gia đình mắc Covid-19 hoặc từng tới ổ dịch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bệnh nhân trưởng thành, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như ho, sốt và viêm phổi ở trẻ em ít nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
"nCoV ít ảnh hưởng đến trẻ em. Covid-19 truyền nhiễm mạnh nhưng lại không biểu hiện nhiều ở trẻ nhỏ", các nhà khoa học cho biết. Song lượng lớn bệnh nhi không triệu chứng và không có thông tin dịch tễ rõ ràng làm tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, trở thành thách thức đối với hệ thống y tế của các quốc gia.
"Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ em dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không được chú ý. Điều này có thể thúc đẩy khả năng truyền nhiễm của virus", hai chuyên gia y tế người Canada là Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định. Họ cũng cảnh báo, cần tìm hiểu thêm về vai trò của trẻ trong chuỗi lây truyền virus, đồng thời cho rằng các nước nên cân nhắc đến yếu tố này khi hoạch định chính sách khống chế đại dịch và bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu độc lập khác công bố trên Tạp chí Y học New England cho ra kết quả tương tự. Trong số 171 trẻ em tại Vũ Hán, 15,8% không có triệu chứng hoặc không biểu hiện ngay lập tức.
Phân tích thực hiện ở thành phố Vũ Hán bởi các nhà khoa học Bắc Kinh và Hong Kong cũng chỉ ra rằng: "Bệnh nhân không có triệu chứng không phải điều quá hiếm gặp. Việc xác định khả năng lây nhiễm của những người này là tương đối quan trọng trong phát triển hướng dẫn điều trị và kiểm soát đại dịch".
(Theo SCMP)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Cẩm nang tra cứu thông tin y tế mùa dịch Covid-19

Ứng dụng tra cứu Dr.KuKa sẽ giúp người dùng tra cứu các thông tin về y tế và chăm sóc sức khỏe, có giá trị như cuốn sổ tay điện tử, dễ dàng tìm kiếm các thông tin về Bác sĩ, Cơ sở y tế, Nhà thuốc… đặc biệt phát huy công dụng của mình trong mùa dịch Covid-19 như hiện nay.
Ảnh chụp Màn hình 2020-03-31 lúc 8.33.12 CH
Vì sao cần tra cứu thông tin y tế?
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam, người dùng cần một ứng dụng để tra cứu thông tin y tế một cách nhanh nhất, giúp phòng ngừa dịch bệnh và có những phương án điều trị kịp thời khi có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Điều bạn cần là 1 ứng dụng bách khoa toàn thư về y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, chúng đóng vai trò như cuốn sổ tay điện tử online, hỗ trợ tra cứu sức khoẻ mọi lúc, mọi nơi cho bạn và cả gia đình.
Dr.KuKa là ứng dụng đáp ứng được những yêu cầu trên. Ứng dụng này giúp tra cứu thông tin liên quan đến sức khỏe và y tế được phát triển bởi Công ty TNHH MTV My Health.
Tính năng của Dr.KuKa
  • Hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin y tế, sức khỏe một cách nhanh nhất.
  • Cho phép quản lý, đánh dấu những nội dung quan tâm. Lưu lại lịch sử tìm kiếm.
  • Dễ dàng truy cập để sử dụng ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng tra cứu thông tin mọi lúc mọi nơi.
  • Tương tác giữa ứng dụng với người dùng để kiểm tra và xác thực một số nội dung thông tin cần thiết.
bn6i4dg5ejtu1ko4q0l0
Giao diện Dr.Kuka
Có thể nói, ứng dụng Dr.KuKa có những cải tiến và tính ứng dụng cao trong lĩnh vực y tế, giúp người dùng tiết kiệm thời gian tra cứu và nâng cao tiện ích khi sử dụng. Ngoài ứng dụng HR247 về lưu trữ hồ sơ bệnh sử, ứng dụng Dr.ViVi về đọc hiểu kết quả cận lâm sàng xét nghiệm, ứng dụng Dr.KuKa hứa hẹn giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể thao và điều trị y tế.
Trong mùa dịch Covid-19, ứng dụng Dr.Kuka càng phát huy vai trò và tính năng của mình trong việc bảo vệ sức khoẻ người sử dụng. Việc cập nhật nhanh những thông tin y tế như Bác sĩ, Cơ sở y tế, Nhà thuốc… sẽ giúp cho bạn có những phương án điều trị kịp thời khi có dấu hiệu của bệnh, tìm và thăm khám tại những cơ sở y tế gần nhất, hỗ trợ đảm bảo sức khoẻ về lâu dài của người sử dụng.
Dr.KuKa là sản phẩm ứng dụng hoàn toàn miễn phí, chạy trên các thiết bị di động thông minh hệ điều hành Android và phiên bản dành cho iOS.
Link tải:
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân trong mùa dịch Covid-19

Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, người dân cả nước cần có ý thức tự bảo vệ bản thân bằng những hành động hết sức đơn giản, ví dụ như không tụ tập nơi đông người, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên sát khuẩn bằng xà bông, cài đặt app chăm sóc sức khoẻ…
ktra yte
Ảnh minh hoạ (Nguồn: zing.vn)
1. Không tụ tập nơi đông người
Bạn nên hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người, không được đi du lịch đến vùng có dịch bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi đông người hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách mặc quần áo kín, đeo khẩu trang, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng, hạn chế tiếp xúc và nói chuyện với người khác, nên giữ khoảng cách 2m với người khác.
2. Đeo khẩu trang đúng cách
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khẩu trang y tế thông thường có thể đủ khả năng ngăn ngừa virus Corona, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc: thứ nhất là khẩu trang đạt chuẩn, thứ hai là đeo khẩu trang đúng cách.
Bạn cũng có thể sử dụng khẩu trang vải thay vì sử dụng khẩu trang y tế, chỉ cần giặt thường xuyên và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời là có thể tái sử dụng và bảo vệ sức khoẻ bản thân. Đừng quên rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi bỏ khẩu trang nhé!
3. Vệ sinh cá nhân đúng cách
Việc thường xuyên rửa tay có thể giúp bạn phòng ngừa được các vi khuẩn, virus gây bệnh qua đường mắt, mũi, miệng. Hãy rửa tay theo 5 bước đúng chuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hoặc sử dụng gel/nước rửa tay khô mỗi khi bạn ra khỏi nhà.
Bên cạnh đó, hãy trang bị bên mình dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối pha loãng để súc miệng. Sử dụng ít nhất 3 lần/ngày: sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau khi đi làm về hoặc sau khi đến những chỗ đông người.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong ngày là điều vô cùng quan trọng để bạn tăng cường sức đề kháng. Muốn phòng tránh dịch bệnh, mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi điều độ, sinh hoạt hợp lý, duy trì luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
5. Cài đặt App chăm sóc sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, bạn còn cần trang bị cho cho mình những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Online để theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày, hàng giờ, nhờ đó có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những diễn biến xấu của bệnh.
  • App HR247: Ứng dụng lưu trữ, quản lý hồ sơ sức khoẻ online.
  • App Dr.ViVi: Giải pháp hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm.
  • App Dr.Kuka: Hỗ trợ người dùng tra cứu các thông tin y tế một cách nhanh nhất.
My Health
Các ứng dụng trên được phát triển bởi Công ty TNHH MTV My Health nhằm đem đến cho người dùng một hệ sinh thái về sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người bằng việc tạo khả năng tiếp cận kịp thời với các chuyên gia y tế tốt nhất và nguồn tri thức về sức khỏe mọi lúc, mọi nơi.
Dịch Covid-19 đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, do vậy bạn cần chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và cả gia đình bằng những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ tốt nhất. HR247, Dr.ViVi và Dr.KuKa đều là những ứng dụng miễn phí, đồng hành bên bạn không chỉ trong mùa dịch Covid-19 mà còn mãi mãi về sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Bác sĩ khuyến cáo dân không tích trữ thuốc sốt rét để điều trị Covid-19

Nhiều người Việt đang tìm mua trữ thuốc chống sốt rét để trị Covid-19, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo không nên bởi tự ý dùng thuốc có thể gây ngộ độc.
Ngày 22/3, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM cảnh báo người dân tuyệt đối không mua tích trữ thuốc chloroquine. Đây là hoá chất tổng hợp, có độc tính, sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ.
thuo-c-tri-coronavirus-6883-1584848284
Việc mua trữ diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Trump ngày 19/3 đề nghị Cơ quan quản lý Thực phẩm Dược phẩm (FDA) đẩy nhanh quy trình cho phép dùng hydroxychloroquin, thuốc chống sốt rét, để điều trị Covid-19. Tuy vậy FDA tỏ ra thận trọng.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết chloroquine là một chất gốc quinine được người Đức tổng hợp vào những năm 1930. Khởi đầu thuốc được dùng điều trị bệnh sốt rét. Quá trình sử dụng, người ta dần phát hiện những tính chất mới nên có những chỉ định điều trị mới.
Hydroxychloroquine là một hợp chất mới có tác dụng giống chloroquine nhưng ít độc tính hơn, nhiều chỉ định điều trị sốt rét, viêm khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ bì, Sarcoidosis, một số bệnh da do ánh sáng… Ở mỗi loại bệnh cần một liều lượng, cách dùng và thời gian dùng khác nhau.
Theo bác sĩ Hùng, từ sau các vụ dịch SARS (2003) và MERS-CoV (2009), các hãng dược phẩm đua nhau tìm kiếm thuốc đặc trị virus corona nhưng hiện vẫn chưa có loại thuốc nào hữu hiệu. Khi Covid-19 bùng phát, một loạt các loại thuốc như Remdesivir (điều trị Ebola, SARS), Lopinavir/Ritonavir và Darunavir (thuốc điều trị HIV), Favipiravir (thuốc trị cúm)… và cả Chloroquine/ Hydroxychloroquine được các nhà nghiên cứu chọn lựa để thử nghiệm điều trị SARS-CoV 2.
« Dù chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, chỉ dùng các biện pháp hỗ trợ nhưng hiện có gần 92.000 người khỏi Covid-19 trên thế giới, trong đó không ít những người lớn tuổi, mắc bệnh nặng phải thở máy », bác sĩ Hùng phân tích. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tử vong, chứng minh rằng với số lượng người mắc bệnh không nhiều, tình trạng quá tải không gây áp lực lớn lên ngành y tế thì người bệnh vẫn có đường điều trị.
« Mấy ngày nay nghe thông tin người dân đổ xô đi tìm mua thuốc hydroxychloroquin gây ra tình trạng thuốc khan hiếm ảo, giá thuốc tăng vọt, một sự ngạc nhiên cho y bác sĩ chúng tôi », ông chia sẻ.
Bác sĩ Hùng đặt câu hỏi: khi đã được xác định là dương tính với virus corona, mọi người sẽ vào bệnh viện điều trị hay tự chữa tại nhà mà lưu trữ thuốc. Người dân mua thuốc rồi có biết uống thuốc theo liều lượng nào để chữa bệnh Covid-19 này, có nắm được những người nào tuyệt đối không được dùng thuốc, tác dụng phụ nào đáng ngại nhất và cách theo dõi ra sao, phối hợp với các loại thuốc khác liều lượng thế nào. Chưa kể người uống thuốc rồi thì theo dõi bằng cách nào để đánh giá là đã hết virus, có thể gặp người thân, bạn bè mà không sợ lây bệnh cho họ hay không.
« Trước đây đã có rất nhiều người đổ xô đi tìm mua Tamiflu với giá rất cao để sẵn sàng điều trị cúm gia cầm tại nhà. Kết quả bệnh viện không thiếu thuốc cho người dân còn những người đã mua thuốc thì chắc sau đó đem vứt hết », bác sĩ Hùng phân tích.
Khi chắc chắn về tác dụng của thuốc đặc hiệu, chính các bác sĩ sẽ là người đầu tiên dùng nó để điều trị, mọi người không nên tự ý sử dụng có thể gây tiền mất tật mang, ông nói.
(Tổng hợp)
Dù có hay không có những triệu chứng của dịch nCoV thì bạn vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViViĐây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Bước tiến gần hơn tới phương thức điều trị Covid-19

Viện Công nghệ Sinh học Flemish và Đại học Ghent, Bỉ, phát triển thành công kháng thể, một bước tiến tới phương thức điều trị Covid-19 đầy hứa hẹn.
Coronavirus-warning-Deadly-complications-that-can-arise-if-symptoms-are-left-untreated-1232241
Nhóm nhà khoa học tại các viện trên hợp tác với hai nhóm của Mỹ và Đức, nghiên cứu kỹ thuật sử dụng kháng thể (phân tử protein cơ thể sinh ra nhằm chống tác nhân có hại) để vô hiệu hóa một loại protein trên bề mặt của virus, khiến nó không thể bám vào tế bào người. Thông tin được nhóm công bố ngày 16/3.
Đây không phải là vaccine. Một vaccine điển hình thường phát triển từ tác nhân gây nhiễm, sử dụng nó để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống bệnh. Phương thức mà nhóm các nhà khoa học Bỉ đang làm không kích hệ miễn dịch, và vì thế nó có tốc độ nhanh hơn. Nó cho phép, chẳng hạn, nhân viên y tế trở lại làm việc ngay sau khi được kháng thể bảo vệ. Ngoài ra, người cao tuổi ít đáp ứng vaccine, nên có thể ứng dụng kháng thể cho họ.
Nghiên cứu đang đến giai đoạn tìm ra cách vô hiệu hóa một thể nCoV trong phòng thí nghiệm. Bước tiếp theo là thực hiện trên thể nCoV thực đang gây đại dịch toàn cầu.
« Điều quan trọng là chúng tôi cần khẳng định kết quả khi thử nghiệm trên chính virus đang gây bệnh trong thực tế », giáo sư Xavier Saelens, trưởng nhóm nghiên cứu của Bỉ, nói.
Tiến sĩ Bert Schepens, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ: « Tinh thần đồng đội tốt có ý nghĩa quan trọng trong thành công của nghiên cứu. Khoảnh khắc chúng tôi nhìn thấy virus bị vô hiệu hóa trong phòng thí nghiệm, vô cùng tuyệt vời ».
Các nhà nghiên cứu đang chuẩn bị giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng. Những kết quả đầu tiên rất khả quan, nhóm cần thêm thời gian nghiên cứu để xác nhận toàn bộ tiềm năng của kháng thể chống nCoV.
Tuy nhiên những người tham gia dự án nghiên cứu nhấn mạnh rằng còn nhiều việc phải làm trước khi có được thuốc điều trị. Còn rất nhiều xét nghiệm phải thực hiện.
Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tạo ra vaccine khi các ca nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh. Ngày 16/3, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty Công nghệ Sinh học Moderna cũng bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19.
Tính đến sáng 17/3, Covid-19 tiếp tục lan rộng và diễn biến phức tạp khi xuất hiện tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ khiến 182.283 người nhiễm bệnh, 7.144 ca tử vong. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm nCoV đầu tiên như Benin, Greenland, Liberia, Somalia và Tanzania. Châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu.
(Theo VIB, Brusselstimes)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Điện thoại phải có 2 ứng dụng HR247 và Dr.Kuka để phòng thân

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Trước tình hình đó, HR247 và Dr.Kuka là 2 trong số những ứng dụng bạn cần cài đặt trong điện thoại, bởi việc sở hữu “từ điển toàn thư” về sức khỏe cũng như kiểm soát và làm chủ sức khỏe của bản thân là vô cùng cần thiết.
Untitled
Nền tảng hoạt động của HR247 và Dr.KuKa
HR247 là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Dr.KuKa hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin y tế, sức khỏe một cách nhanh nhất, dễ dàng truy cập để sử dụng ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Ứng dụng có thể tương tác với người dùng để kiểm tra và xác thực một số nội dung thông tin cần thiết về sức khỏe, đem lại nhiều kiến thức y khoa và tăng khả năng tra cứu thông tin mọi lúc mọi nơi.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Phòng thân với 2 ứng dụng HR247 và Dr.KuKa
« Phòng bệnh hơn chữa bệnh » là châm ngôn khi nói đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Việc phòng bệnh có chi phí rẻ hơn chữa bệnh, đây là điều hiển nhiên khi xét về mặt kinh tế, xã hội và cá nhân. Tại Việt Nam, có nhiều yếu tố tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên vẫn còn những yếu tố tiêu cực cần cải thiện, đó chính là thói quen tự chăm sóc và làm chủ sức khỏe bản thân của mỗi người dân.
HR247 và Dr.KuKa đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này, giúp cộng đồng tiếp cận gần hơn với nền y tế hiện đại và làm chủ được sức khỏe hàng ngày, hàng giờ. Với việc kiểm soát bệnh sử và tra cứu các thông tin y tế kịp thời, con người có thể dễ dàng bắt bệnh trước khi chúng bùng phát thành những nguy cơ tổn hại tới sức khỏe lâu dài.
Không chỉ có vậy, việc ứng dụng chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ kỹ thuật hiện đại có thể giúp con người tận hưởng cuộc sống dễ dàng, trọn vẹn và đầy tiện nghi. Bạn không cần phải sắp xếp những giấy tờ sức khỏe theo ngày, tháng, năm một cách thủ công, cũng không phải mang hồ sơ bệnh sử một cách cồng kềnh khi thăm khám tại các cơ sở y tế khác nhau… bởi bạn đã sở hữu HR247. Bạn không cần phải đem “bách khoa toàn thư” để tra cứu những thông tin y tế, càng không phải cất công tìm đến bác sĩ để tìm được câu trả lời hoặc xác thực cho những thắc mắc về sức khỏe… vì bạn đã có trong tay Dr.KuKa. Mọi việc đều được đơn giản hóa với 2 ứng dụng này, chỉ cần tải về điện thoại, bạn đã sở hữu cơ sở dữ liệu khổng lồ về y tế và “người bạn đồng hành sức khỏe” trọn đời, miễn phí.
bn6i4dg5ejtu1ko4q0l0
Giao diện Dr.KuKa
Tương lai hứa hẹn của ứng dụng HR247 và Dr.KuKa
Cả hai ứng dụng HR247 và Dr.KuKa đều được sáng tạo và phát triển bởi công ty TNHH MTV My Health. Bằng nền tảng kiến thức của mình, đội ngũ My Health đã chủ động tiếp cận, ứng dụng các công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành và chăm sóc sức khỏe phục vụ người bệnh.
Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực này ngày càng được phát triển. Đó cũng chính là thách thức và cơ hội để My Health ra đời HR247 – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe và Dr.Kuka – ứng dụng hỗ trợ tra cứu thông tin y tế. Trong tương lai, chắc chắn 2 ứng dụng này sẽ trở thành công cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho con người, tạo thành một hệ sinh thái sức khỏe cho cộng đồng Việt và hỗ trợ giải quyết những thực trạng còn tồn đọng trong nền y tế nước nhà.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 02466885102

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Ứng dụng khai báo y tế toàn dân hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

Chiều 9/3, Bộ Thông tin Truyền thông ra mắt ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Với ứng dụng này, người dân có thể tự khai báo y tế tại nhà bằng điện thoại và máy tính bảng thông minh.
Hai ứng dụng được Bộ TT&TT và Bộ Y tế phối hợp ra mắt gòm: NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Vietnam Health Declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.
unnamed
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phân biệt khai báo y tế toàn dân với khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh vào Việt Nam. Tờ khai y tế (dùng cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam) là bắt buộc, còn ứng dụng khai báo này nhằm tương tác 2 chiều giữa người dân với cơ quan y tế.
Các thông tin về sức khỏe người dân sẽ được chuyển cho các cơ quan y tế, được đơn vị có thẩm quyền quản lý và chỉ được sử dụng cho mục đích phòng chống dịch bệnh.
Đại diện nhóm phát triển ứng dụng cho hay để dùng ứng dụng này, người dân sẽ phải cung cấp 2 thông tin quan trọng là số điện thoại và địa chỉ email. Ứng dụng có các mục chính như khuyến cáo của Bộ Y tế, báo cáo liên hệ, thông tin dịch bệnh, hỏi đáp…
Đặc biệt, ứng dụng cũng có các biểu mẫu để người dùng khai như tự đánh giá nguy cơ nhiễm Covid-19, báo cáo ca bệnh nghi ngờ, bản đồ lây nhiễm.
Người dân sẽ có bảng khai các bệnh lý nền và nguy cơ lây nhiễm. Từ đó, các cơ quan y tế sẽ sàng lọc, những người nào có bệnh nền mà có nguy cơ cao lây nhiễm, sẽ được theo dõi, giám sát kỹ hơn.
Còn về việc phản ánh các trường hợp nghi nhiễm, các cơ quan tiếp nhận thông tin sẽ dựa trên số lượng phản ánh cùng 1 đối tượng để đánh giá mức độ xác thực của thông tin, cơ quan y tế sẽ chú ý đến các trường hợp đó.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT, cho biết ứng dụng này sẽ xác thực người dùng qua 2 lớp. Lớp thứ nhất qua tin nhắn SMS (sử dụng OTP), thứ hai là dữ liệu này được liên thông với một số cơ sở dữ liệu quốc gia để xác thực chéo giữa 2 bên.
Về lo ngại việc một số người dùng cung cấp thông tin sai, ông Dũng cho rằng đơn vị tiếp nhận thông tin luôn có cách xác thực lại thông tin. Trường hợp có nhiều người uy tín cùng phản ánh, xác suất đúng sẽ cao và chỉ khi xác minh được phản ánh đó đúng 100% thì mới công bố.
Ứng dụng đã tích hợp chức năng khai hộ, khai theo gia đình, giúp cho người không có điện thoại thông minh khai báo.
Đến nay, ứng dụng đã được phát triển tương đối đầy đủ các chức năng và hoạt động ổn định trên nền tảng Android. Ông Dũng cho biết người dùng máy chạy hệ điều hành iOS cần chờ thêm 1-2 ngày để Apple phê duyệt, ứng dụng này mới có mặt trên App Store.
Để tải ứng dụng NCOVI, người dùng sử dụng cửa hàng trực tuyến trên điện thoại Android (Google Play), nhập từ khóa NCOVI, kết quả trả về sẽ cho ứng dụng « Sức khỏe Việt Nam ». Đây chính là ứng dụng do Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông phát triển.
(Tổng hợp)
Dù có hay không có những triệu chứng của dịch nCoV thì bạn vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Cách phân biệt cảm lạnh, cúm và nhiễm nCoV

Các triệu chứng của dị ứng hay cảm lạnh chủ yếu biểu hiện ở phần đầu, trong khi đó người bị cúm hay nhiễm nCoV mệt mỏi toàn thân.
20200306_cum-A-sot-40-do-1
Bác sĩ Greg Poland, Giáo sư y khoa và các bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, cho biết nếu bạn bị dị ứng hay cảm lạnh các vấn đề sẽ chủ yếu xảy ra với mắt và mũi. Và hầu hết các triệu chứng xuất hiện ở phần đầu. Các triệu chứng nhẹ, diễn ra thường xuyên và thường tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi, trừ khi là người lớn tuổi hay có nhiều bệnh lý nền.
Trong khi đó, các triệu chứng của cúm và nCoV có xu hướng toàn thân. Chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. "Cúm và nCoV ảnh hưởng đến các hệ thống khác và đường hô hấp dưới", ông Poland cho biết.
"Bạn có thể sẽ không bị sổ mũi, nhưng lại đau họng, ho, sốt hoặc khó thở. Nếu bạn bắt đầu nhiễm nCoV hoặc cúm, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, về cơ bản bạn sẽ phải lên giường nghỉ. Mọi người sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt này. Trong khi đó dị ứng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng chúng sẽ không gây đau cơ hoặc mệt mỏi toàn thân", ông Poland phân tích.
Tuy nhiên, giáo sư Poland cũng nhấn mạnh, các giai đoạn ban đầu của dị ứng, cảm lạnh, cúm và nCoV có thể rất giống nhau và một số trường hợp nhiễm nCoV hay cúm có thể nhẹ đến mức không có dấu hiệu nào. Đó là lý do bạn phải chú ý kỹ các triệu chứng và xem mình có thuộc nhóm nguy cơ không. Các bác sĩ sẽ phải hỏi thêm một số câu hỏi để có cơ sở theo dõi như: Gần đây bạn đã đi du lịch đến đâu, bạn ở chung với ai và họ có đi du lịch không, bạn và người thân trong gia đình có tập trung khu vực dịch bệnh không, bạn có ở trên tàu du lịch, bạn có sống gần khu vực dịch bệnh, bạn có tiếp xúc với người nhiễm nCoV không.
Các triệu chứng có thể được phân biệt cơ bản như trên, tùy người sẽ có sự khác biệt, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm nếu nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm nCoV.
(Tổng hợp)
Sau khi phát hiện những triệu chứng cúm, sốt, dù nặng hay nhẹ thì bạn vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Có thể bạn không biết: Đeo khẩu trang không đúng cách tăng nguy cơ nhiễm Covid-19

Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo đeo khẩu trang không đúng cách, dùng không cần thiết có thể tăng khả năng nhiễm Covid-19. Khuyến cáo được đưa ra trong bối cảnh Covid-19 đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng. 
khau_trang
Dịch bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi có hơn 90% ca tử vong theo báo cáo gần đây. Virus lây lan với tốc độ nhanh chóng không chỉ trong lãnh thổ đại lục mà còn ảnh hưởng đến hơn 60 quốc gia khác trên toàn Thế giới.
Các nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tỏ ra vô cùng lo ngại khi người dân tiếp tục tranh giành một cách không đáng để mua khẩu trang. Họ cảnh báo hành động tích trữ gây thiếu hụt thiết bị cho nhân viên y tế.
Ngày 29/2, bác sĩ phẫu thuật Jerome Adams cho biết khẩu trang không phải yếu tố quan trọng nhất ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 cho cộng đồng. Nhân viên y tế mới là những người cần sử dụng chúng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân dương tính. Ông cho rằng cạn kiệt nguồn cung là đặc biệt nguy hiểm.
Cảnh báo này cũng phù hợp với khuyến cáo trước đó từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Cơ quan này chỉ ra rằng không có bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang hỗ trợ chống Covid-19.
Theo bác sĩ Jerome Adams, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng, làm chậm sự lây lan của các căn bệnh hô hấp chính là tự cách ly khi phát hiện triệu chứng và rửa tay thường xuyên với nước, xà phòng.
Trong đợt dịch SARS vào năm 2002-2003, David Heymann, người đứng đầu đơn vị bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đeo khẩu trang là biện pháp hữu ích đối với những người bị bệnh, nhằm tránh lan truyền các giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho.
Tuy nhiên đeo khẩu trang khi đang khỏe mạnh để ngăn ngừa nhiễm bệnh đôi khi không hiệu quả bởi bạn vẫn cần bỏ chúng ra khi ăn. Sử dụng không đúng cách, để khẩu trang bị ướt thậm chí còn phản tác dụng. Bề mặt khẩu trang đeo quá lâu cũng có thể là nơi cư trú của virus.
Các chuyên gia khuyến nghị điều quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên. Bên cạnh đó cần cẩn trọng khi tiếp xúc những người bị ốm hay những bệnh nhân có triệu chứng Covid-19. Hạn chế chạm vào mắt, mũi và miệng cũng giảm thiểu đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh.
Số ca Covid-19 ở Mỹ đã tăng lên 20 vào cuối tuần qua, với hai trường hợp tử vong đầu tiên. Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, với tâm dịch Daegu, hơn 4.800 ca bệnh.
Covid-19 đã lây lan ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 90.000 người, trên 3.100 ca tử vong. Hơn 48.000 người đã hồi phục hoàn toàn.
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Những vật dụng cần thiết khi tự cách ly tại nhà

Trong trường hợp dịch Covid-19 trở thành tình trạng khẩn cấp, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng Hội Chữ thập đỏ khuyến nghị nên chuẩn bị đủ nguồn thực phẩm, đồ dùng gia đình, các sản phẩm kháng khuẩn, dụng cụ sơ cứu…. Điều này cũng cần thiết đối với những người nghi nhiễm nCoV hoặc trở về từ vùng dịch đang tự cách ly tại nhà.
Cach_ly
(Ảnh minh họa)
1. Nên có đủ thực phẩm trong 14 ngày
Alyssa Pike, chuyên gia dinh dưỡng và quản lý truyền thông dinh dưỡng tại Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế cho biết hàng hóa khô như gạo, mì, đậu… là những mặt hàng cần thiết phải có trong kho lương thực của gia đình.
Bạn cũng nên dự trữ thực phẩm đóng hộp có chứa chất lỏng, chẳng hạn như cà chua, đậu và cá… Chất lỏng này có thể được sử dụng để nấu thức ăn khô.
2. Các sản phẩm kháng khuẩn
Trong quá trình tự cách ly, cần trang bị đủ vật dụng vệ sinh như xà phòng kháng khuẩn, nước rửa tay, giấy vệ sinh, khăn giấy… Nghe có vẻ đơn giản, nhưng rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng là một trong những cách hiệu quả và đơn giản nhất nhất để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm Covid-19, theo CDC.
Đừng quên các vật dụng vệ sinh cá nhân như giấy vệ sinh, khăn giấy, các sản phẩm chăm sóc và tã lót nếu bạn đang nuôi con nhỏ.
3. Nếu có thể, hãy mua thuốc theo toa trong 30 ngày
Marguerite Neill, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Brown cho biết mọi người nên mua thuốc theo toa cung cấp đủ ít nhất trong vòng 30 ngày. Song cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và tích trữ.
4. Dụng cụ sơ cứu 
Theo khuyến cáo của Hội Chữ thập đỏ Mỹ, trong thời gian tự cách ly, bạn nên có một bộ dụng cụ sơ cứu tại nhà để điều trị các chấn thương thông thường, bao gồm vết cắt, vết trầy xước, sưng, bong gân. Một bộ dụng cụ tiêu chuẩn thường bao gồm thuốc mỡ kháng sinh, gạc, băng, nhiệt kế, kéo, nhíp, chăn mền cứu hộ khẩn cấp…
Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc ho và cảm lạnh, thuốc dạ dày, vitamin, bù nước điện giải.
5. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng rất đáng lưu tâm
Trong thời gian tự cách ly tại nhà, cần chú trọng đến sức khỏe tinh thần của bản thân. Hãy đảm bảo trong nhà có sẵn các vật phẩm giải trí như sách truyện, phim ảnh… Đối với gia đình có trẻ nhỏ, cần đảm bảo có đủ đồ chơi cho con bạn trong thời gian chưa thể ra khỏi nhà.
Sau quá trình tự cách ly, dù có hay không những triệu chứng bất thường thì bạn vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần thăm khám cẩn thận tỉ mỉ và có sự khai thác thông tin khi cần thiết.
Nếu như bạn chưa hiểu những chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của bản thân sau khi thăm khám tại các cơ sở y tế, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102