Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa và đối tượng dễ bị lây lan thường là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa người lớn hoàn toàn không có nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, ở người lớn bệnh còn lây lan và gây nguy hiểm hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng:
Theo các chuyên gia y tế, bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở người lớn có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, phân, nước bọt từ người này sang người khác. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
tay chân miệng.jpg
Bệnh tay chân miệng ở người lớn lây lan rất nhanh và dễ gây nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, có những người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng có thể dương tính với virus gây bệnh là Enterovirus và Enterovirus 71, tuy nhiên lại không có biểu hiện ra bên ngoài và có thể trở thành nguồn mang bệnh đi xa hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
– Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
– Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Làm thế nào để phòng bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa vì vậy cần phải nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh đối với những bệnh lây lan như tay chân miệng. Ta cần ghi nhớ một vài chú ý sau đây:
– Bệnh chân tay miệng do virut đường ruột nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh thông thường.
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Không gian sạch sẽ sẽ không cho vi khuẩn gây bệnh tay chân miệng có cơ hội phát triển và lây lan.
– Không sử dụng chung vật dụng ăn uống, nên tráng nước sôi khi sử dụng, không ăn bốc mút và không mớm thức ăn cho trẻ.
– Không tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, phân, nước bọt của người bệnh tay chân miệng để tránh lây lan.
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm những công việc chế biến thực phẩm.
– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể có nhiều chất đề kháng, tập thể thao thường xuyên để có một sức khỏe tốt.
– Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để có sức đề kháng tốt.
Khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh tay chân miệng:
Ngay khi phát hiện những nốt mẩn đỏ khó chịu, người bệnh cần phải ra trung tâm y tế gần nhất để khám sức khỏe và có những bước điều trị nhanh chóng, kịp thời. Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng ở người lớn nhưng việc chữa trị các triệu chứng và chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh. Người bệnh cần được chăm sóc tốt tại nhà, ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng trầm trọng hơn.
Khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, để thuận tiện hơn trong việc ghi nhớ những thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…, người bệnh nên sử dụng ứng dụng My Health.
e905d-myhealth
Đây là biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình  và cả những người thân yêu trong gia đình của bạn. Thay vì phải lưu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của cả gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Đừng hiểu sai về “sinh con thuận tự nhiên”!

Trường hợp 2 mẹ con sản phụ tử vong vì sinh tại nhà đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cả người dân nói chung và các sản phụ tại Việt Nam nói riêng.
Gần đây, phương pháp sinh con thuận tự nhiên đang tràn lan trên mạng xã hội và hiện nay là phương pháp mà các sản phụ được khuyến khích tự sinh con tại nhà, tự đỡ đẻ, không cắt dây rốn và không tiêm phòng cho trẻ.
Tuy nhiên đây lại là phương pháp phản khoa học và không hề được các cơ quan y tế khuyến khích sử dụng. Trong cuộc trao đổi với báo chí, thứ trưởng bộ y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Mọi người đang hiểu sai về sinh con thuận tự nhiên. Không có tổ chức y tế thế giới nào, không có tổ chức trong và ngoài nước nào khuyên khi sinh đẻ mà ko có can thiệp về y tế. Sinh tự nhiên là sinh con đủ ngày đủ tháng chứ không phải sinh con tại nhà và không có sự hỗ trợ y tế.”
sinh con thuận tự nhiên.jpg
Được biết, trào lưu sinh con “thuận tự nhiên” (Hay còn được gọi là “liên sinh”) được bắt đầu từ năm 1974 tại Mỹ và Úc, khỏi nguồn từ ý tưởng của cuốn sách “Sinh con nhẹ nhàng, sự nhẹ nhàng của tình mẫu tử: trí tuệ và khoa học cho những lựa chọn trải nghiệm nhẹ nhàng trong thai kì, sinh đẻ và làm cha mẹ” của bác sỹ Sarah Buckley.
Theo trào lưu này, các bà mẹ được sinh con tại nhà, thay vì cắt rốn vài phút sau đó, bà mẹ vẫn để bánh nhau nối liền với đứa bé. Đặt bánh nhau trong một cái tô hay một loại túi đặc biệt, cho vào nó muối hạt hoặc hoa lavender, thay túi hằng ngày và giữa bánh nhau như thế cho đến lúc bánh nhau tự phân hủy và dây rốn rụng tự nhiên khỏi cơ thể đứa bé.
Thông thường khoảng 3 – 10 ngày, thậm chí sau 2 tuần bánh nhau tự phân hủy. Những người ủng hộ trào lưu này cho rằng sự tiếp xúc kéo dài với bánh nhau sẽ khiến cho đứa trẻ dễ thích nghi với môi trường mới bên ngoài tử cung, giúp đứa bé giảm stress và hơn hết là giúp nó nhận được tất cả các chất dinh dưỡng từ bánh nhau, bao gồm cả các tế bào gốc và lượng máu dồi dào còn lại.
Tuy nhiên đó lại là một phương pháp hoàn toàn phản khoa học. Năm 2008, Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh đưa ra cảnh báo về trào lưu liên sinh, khẳng định chưa có nghiên cứu khoa học nào về liên sinh cũng như không có bằng chứng khoa học chứng tỏ liên sinh có thể mang lại lợi ích cho trẻ sơ sinh, hơn nữa nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ là rất lớn.
Sự phản khoa học này đã được chứng minh qua ca tử vong đau lòng của 2 mẹ con sản phụ tại Việt Nam. Việc sinh đẻ tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên như nhiễm trùng, chuyển dạ đình trệ dẫn đến vỡ tử cung, tắc mạch ối… Bộ y tế khuyến cáo sinh con thuận tự nhiên là phương pháp phản khoa học, có thể dẫn tới tai biến sản khoa. Người dân tham gia mạng xã hội cần có sự lựa chọn thông minh có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội và nên sử dụng các thông tin chính thống từ các cơ quan quản lý.
Các sản phụ cần phải có kiến thức cao về an toàn sức khỏe của cả mẹ và bé để có thể tự bảo vệ mình và con trong nhiều trường hợp. Bên cạnh đó, các bà mẹ cần đi đến bệnh viện để khám thai theo định kỳ, đặc biệt là các bà mẹ có nhiều bệnh lý đi kèm buộc phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chăm sóc cả mẹ và thai.
Và quan trọng hơn hết, để ghi nhớ lịch khám thai, ghi chú đơn thuốc, kết quả khám chữa bệnh, hình ảnh thai nhi…trong suốt quá trình mang thai và cả sau khi sinh con, chúng tôi khuyến khích các bà mẹ sử dụng ứng dụng My Health!
8e679-152b252812529
Đây là giải pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình và cả những người thân yêu trong gia đình bạn. Thay vì phải lưu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người dân có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và của gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Bệnh lao và những con số giật mình

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được để phát hiện bệnh kịp thời. Vì vậy đại đa số bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi bệnh diễn biến phức tạp.
Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng mãn tính, gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis.
Một con số đáng giật mình là có tới 1/3 dân số thế giới nhiễm căn bệnh này, dù ở giai đoạn tiềm ẩn và chưa lây nhiễm. Hơn nữa, bệnh lao được xếp hàng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ tử vong do một tác nhân nhiễm bệnh duy nhất. Chỉ riêng năm 2013 đã có 1,5 triệu người chết vì bệnh lao. HIV/AIDS giữ vị trí số 1, và vì bệnh lao sẽ nặng hơn khi hệ miễn dịch bị suy giảm. Nên các nước có tỷ lệ nhiễm HIVV cao cũng có nhiều cao mắc và tử vong vì bệnh lao hơn. Theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 17.000 người tử vong (gần 47 người tử vong mỗi ngày) vì bệnh lao.
Nữ giới chiếm tỷ lệ cao
bệnh lao.jpeg
Theo PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Giám độc Bệnh viện Phổi trung ương, dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng mỗi năm lao vẫn gây tử vong cho gần 2 triệu người trên thế giới và nguyên nhân chính là do vi khuẩn lao.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người, trong đó có khoảng 510.000 phụ nữ. Con số tử vong này đã khiến lao trở thành một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới.
Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam đứng thứ 12 trong 20 nước có số bệnh người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.
Tình hình lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gai. Riêng năm 2013, ước tính tỷ lệ mắc lao kháng đa thuốc toàn cầu là 3,5% trong số bệnh nhân mới và 20,5% trong số nhân.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y Tế cho biết, trong số 130.000 người Việt nam dương tính với bệnh lao mới mỗi năm thì có khoảng 7.000 người nhiễm lao đồng thời với HIV.
Điều trị lao không được ngắt quãng dù chỉ một ngày
Mục tiêu của Chương trình chống lao Quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cố gắng giảm tỷ lệ mắc lao tỏng cộng đồng xuống còn 131/100.000 người dân; giảm số người chết do lao xuống dưới 10/100.000 người dân; 100% bệnh nhân lao được điều trị với công thức điều trị chuẩn của Chương trình và được cung cấp các loại thuốc chống lao đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc lao mới, tuy nhiên mới chỉ phát hiện được khoảng 70%, còn 30% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Đây được xác định là nguồn lây lan bệnh lao lớn nhất.
Hiện Việt Nam phác đồ mới điều trị lao kháng thuốc rút ngắn xuống còn 9 tháng đã được thí điểm, kiếm nghiệm và Việt Nam bắt đầu đưa vào áp dụng sẽ mang lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho bệnh nhân tỏng điều trị. Với phác đồ này, bệnh nhân được rút ngắn quá một nửa thời gian điều trị so với phác đồ cũ.
Trong điều trị có 4 nguyên tắc cần phải nhớ:: đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và liên tục. Tuyệt đối không được ngắt quãng dù chỉ 1 ngày. Vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thường điều trị làm 2 đợt, đợt tấn công, thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì, thường gồm 2 thuốc.
Đối với người đã nhiễm lao cần phải thực hiện các biện pháp tránh lây cho người xung quanh như: nghỉ làm hoặc nghỉ học và ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị (thông thường cần vài tuần điều trị lao để không lây cho người khác); che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miếng bất cứ khi nào cười, nói, ho, hắt hơi sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu. Đây là bước quan trọng trong quá trình điều trị lao nhằm bảo vệ người bệnh và những người xung quanh khỏi lao.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng phần lớn vì vấn đề ô nhiễm môi trường.
e905d-myhealth
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Đừng mắc những sai lầm này nếu không muốn bị cảm cúm nặng hơn

Mặc dù bệnh cảm cúm là bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách giúp mình nhanh khỏi bệnh. Thậm chí, không ít người lại có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.
1. Bệnh cảm cúm tự khỏi
Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.
Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám. Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…
2. Uống nhiều thuốc kháng sinh
Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Thế nhưng trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Vậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh

3. Tự ý truyền nước
Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.
Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.
Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.
Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được.
Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.
4. Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt
Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng… Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.
Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.
Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.
Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.
Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.
Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.
Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.
Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.
Nếu bị cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối.
Nếu ho nhiều, tức ngực, khó thở, kéo dài… cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1 hiện nay.
Cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng. Chú ý giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng. Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
 
e905d-myhealth
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Làm thế nào để tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và gia đình?

Thay vì phải lưu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người dân có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và của gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động
Theo ông Nguyễn Thành Trung- Giám đốc công ty TNHH MTV My Health thay vì phải lưu trữ hồ sơ các giấy tờ về sức khỏe hoặc lịch tiêm chủng…thì với ứng dụng My health, mỗi người dân có thể tự theo dõi và quản lý hồ sơ sức khỏe của mình và của gia đình thông qua máy tính cá nhân hoặc chiếc điện thoại di động. Ứng dụng My Health là sự tổng hợp của các công nghệ xử lý phía người dùng trên các nền tảng web-base, iOS, Android, kết hợp với công nghệ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên máy chủ (server backend).
Giao diện quản lý hồ sơ sức khỏe của My Health
Điều này đảm bảo dữ liệu của người dùng luôn thông suốt và liền mạch trên các nền tảng thiết bị điện tử lưu trữ khác nhau (gồm máy tính cá nhân, thiết bị liên lạc di động hệ điều hành iOS hay Android), dữ liệu lưu trữ được đảm bảo đồng bộ dễ dàng khi thay đổi thiết bị, nhờ đó cho phép người dùng có nhiều lựa chọn về thiết bị sử dụng, cũng như tạo cơ hội cho nhiều thành viên trong cộng đồng có thể tiếp cận được với ứng dụng để quản lý thông tin sức khỏe của mình.
Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, tương thích được với các thiết bị di động thông minh sử dụng hệ điều hành iOS, Android có kết nối Internet thông qua 3G hoặc Wifi. Người dùng chỉ cần cài đặt và tạo tài khoản My health trên các thiết bị này, sau đó điền đầy đủ các thông tin về sức khỏe hoặc cập nhập các dữ liệu về khám sức khỏe, điều trị bệnh, dị ứng với loại thuốc nào, lịch tiêm chủng…
Sở hữu giao diện mới đơn giản và tinh tế, màn hình tương tác thân thiện và thông minh, các thao tác của người dùng trên ứng dụng My Health được đảm bảo sử dụng nhanh chóng, hoạt động dễ dàng trên cả máy tính và điện thoại giúp cho việc theo dõi sức khỏe thuận tiện hơn bao giờ hết.
“Ứng dụng còn rất hữu ích và cần thiết cho những ai đang có con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, để giúp bạn ghi nhớ lịch tiêm chủng cho con em của mình để không bỏ sót những mũi vaccine quan trọng cho trẻ”- ông Nguyễn Thành Trung cho hay
11.jpg
Việc quản lý hồ sơ sức khỏe của các cá nhân trong gia đình sẽ đơn giản hơn, thuận tiện hơn khi ứng dụng phần mềm My Health
Ngoài ra, với phương thức quản lý này, người dùng có thể lựa chọn chia sẻ bất cứ dữ liệu nào hoặc toàn bộ dữ liệu đang được lưu trữ cho cá nhân khác (như thành viên gia đình, nhân viên chăm sóc sức khỏe của cá nhân, …) để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu và rất nhiều tiện ích khác nhằm hỗ trợ người dùng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình và người thân để hỗ trợ cung cấp thông tin trong các trường hợp cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Những bài học về sức khỏe

Dưới đây là rất nhiều bài học về sức khỏe. Mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe, giúp bạn sống lâu và sống khỏe!
1. Hãy nhớ kỹ: Ngủ là yếu tố quan trọng nhất của dưỡng sinh. Thời gian ngủ nên từ 21h đến 3h sáng. Vì thời gian này là mùa đông trong ngày, mùa đông chủ yếu là ẩn náu, mùa đông mà không ẩn náu thì mùa xuân, hạ sẽ không thể sinh trưởng, sang ngày hôm sau sẽ không có tinh thần.
ngủ kỹ.jpg
2. Hết thảy các vị thuốc dùng để trị bệnh cho dù là Đông y hay là Tây y đều chỉ là trị phần ngọn, không trị tận gốc. Tại vì hết thảy bệnh tật đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sai lầm mà sản sinh ra hậu quả sai lầm. Nguyên nhân sai lầm mà không trừ dứt, thì hậu quả sẽ không thể bỏ tận gốc. Nguồn gốc căn bản của sức khỏe là tại tâm. Hết thảy pháp từ tâm sinh ra. Tâm tịnh thân sẽ tịnh. Vì thế khi bị bệnh rồi, không được hướng ngoại cầu, phải dựa vào hệ thống phục hồi của bản thân để chữa trị bệnh của chính mình. Kỳ thực con người và động vật là giống nhau, bệnh của động vật đều là tự dựa vào bản thân mà tự hồi phục, và con người cũng có khả năng đó.
3. Quan niệm đúng đắn có tác dụng giúp người bệnh tiêu trừ bệnh tật tốt hơn nhiều so với sử dụng biệt dược đắt đỏ và phẫu thuật. Có được quan niệm đúng đắn, bạn sẽ có quyết định đúng đắn, bạn sẽ có hành vi đúng đắn, và bạn sẽ có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh tật phát sinh.
4. Con người vốn hội tụ hết thảy trí huệ, tuyệt đối không phải là học từ trong sách vở, mà là từ tâm chân thành, tâm thanh tịnh của bản thân, từ trong [thiền] định mà sinh ra.
5. Trong giới sinh vật con người là linh thể có cấu tạo hoàn mỹ nhất, khi con người được sinh ra là đã có một cơ thể khỏe mạnh; sự điều chỉnh trạng thái khỏe mạnh của con người là dựa vào chính hệ thống điều tiết phục hồi của bản thân để hoàn thành, chứ không phải dựa vào nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên ngoài chỉ có tác dụng phụ trợ.
6. Đại đa số hiện tượng bệnh tật của con người là hiện tượng biểu hiện khi cơ thể đang điều tiết, thanh lọc những thứ không tốt trong thân thể, là trạng thái biểu hiện ra khi cơ thể tự động điều tiết trở lại trạng thái cân bằng, vì thế chúng ta nên coi đó là hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nên coi đó là căn bệnh để tiêu diệt. Vì vậy khi con người bị bệnh, nhất định không nên có tâm thái oán trách và giận giữ, tâm lý phải ổn định, tâm định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu sẽ thông, khi thuận huyết thông thì trăm bệnh đều sẽ tiêu tán.
7. Sức khỏe của con người không thể xa rời hai nhân tố: 1) Khí huyết đầy đủ; 2) Kinh mạch thông suốt ( bao gồm huyết quản và đường thông bài tiết những thứ cặn bã).
8. Khí huyết đầy đủ dựa vào: sự đầy đủ về thức ăn + dịch mật + bắt buộc trong khoảng thời gian (sau khi trời tối đến 1h40 sáng) có thể ngủ ngon giấc (thời gian này đại não hoàn toàn không làm việc, đều do thần kinh thực vật làm chủ đạo) + có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
9. Kinh mạch thông suốt cần: Tâm thanh tịnh. Hết thảy thất tình lục dục đều có thể phá hoại tâm thanh tịnh, từ đó phá hoại sự lưu thông bình thường của kinh mạch.
10. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh khỏe mạnh không chỉ cần “tăng thu” (gia tăng khí huyết), mà còn cần “tiết chi” (giảm thiểu sự hao tổn khí huyết).
(To be continued…)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
e905d-myhealth
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa đông xuân

Mùa đông – xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều bệnh lây nhiễm bùng phát. Vào thời điểm này, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
suc khoe cho tre.jpg
3 tháng đầu năm là thời điểm các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, quai bị, liên cầu lợn … dễ lây lan nên số ca mắc bệnh thường tăng cao.
Dưới đây là những bệnh dễ bùng phát trong mùa đông – xuân:
  1. Bệnh cúm
Đây là bệnh có xu hướng gia tăng vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân. Bệnh diễn biến với các biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, sổ mũi, ho. Thông thường người bệnh có thể phục hồi sau từ 2-7 ngày, nhưng đối với người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh về thận, thiếu máu, tim phổi hay suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn tới tử vong.
Bệnh lây qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Để phòng bệnh, người dẫn cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh…
  1. Cúm A/H5N1
Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm type A, chủng H5N1, thuộc hộ Orthomyxoviridae gây ra.
Cúm A/H5N1 ở người có deiexn biến khó lường dễ dẫn đến biến chứng suy đa phủ tạng và tử vong. Do vậy “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, biết cách phòng tránh các nguy cơ gây bệnh chính là bảo vệ cho tính mạng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng virus đã gây truyền trực tiếp từ gia cầm sang người. Virus cúm A/H5N1 thường trải qua 2 thời kỳ để ấn rnaus và phát tán ra môi trường xung quanh. Thời kỳ ủ bệnh của cúm A/H5N1 dài hơn thời kỳ ủ bệnh của cúm theo mùa, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghệ đến thời kỷ ủ bệnh là 7 ngày áp dụng cho điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân.
Như cúm theo mùa, người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khỏi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7-10 ngày.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì cần đến ngay cơ sở y tế.
  1. Sởi, rubella
Bệnh Rubella lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh từ 12-14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng… gần như không thấy.
Cách phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh Rubella là tiêm vắc-xin loại kết hợp phòng cả 3 bệnh rubella, sởi và quai bị. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn.
  1. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một dạng bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV) khiến người benehjcos các biểu hiện nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao.
Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách tiêm phòng vắc-xin, giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả hơn. Nhờ có vắc-xin, con người có khả năng phòng bệnh 80-90%, 10% còn lại có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không quá nghiêm trọng và đảm bảo không bị biến chứng.
  1. Quai bị
Là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông-xuân, khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai, sau đó sốt cao, chảy nước bọt, một bên má sưng to rồi lan sang bên kia gây đau khi nước nuốt bọt.
Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
  1. Tiêu chảy
Đây là bệnh thường gặp nhất và do nhiều nguyên nhân: virus, vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, lị… 3 tháng hàng năm nước ta đều ghi nhận số mắc bệnh rất cao, rải rác tử vong. Nắm 2015 nước ta ghi nhận hơn 125.000 ca bệnh, 3 trường hợp tử vong. Mất nước là dấu hiệu nguy hiểm nhất, nguy cơ tử vong rất cao đặc biệt là người già, trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa vì thế để phòng bệnh cần thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn chín uống sôi.
  1. Tay chân miệng
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, thời tiết giao mùa, cùng với thời điểm trẻ tựu trường nên dịch tay chân miệng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vời nước đang chảy nhiều lần trong một ngày. Vì bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…
Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
e905d-myhealth
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Cách phòng tránh bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ đang có nguy cơ gia tăng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bệnh bướu cổ nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc thay đổi thói quen nấu ăn hằng ngày bằng cách nêm nếm với muối, hạt nêm có bổ sung i-ốt sẽ giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ rất hiệu quả.
bướu cổ.jpg
Bệnh bướu cổ – vấn đề sức khỏe cộng đồng
Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, bướu cổ còn có nhiều tên gọi khác như: bệnh Basedow, bệnh cường giáp, bướu tim, bướu độc. Các triệu chứng rất rầm rộ: sụt cân nhanh, hồi hộp, tim đập nhanh, nên gọi nôm na là bướu tim, mắt lộ, tính tình nóng nảy, khó ngủ.
Bướu cổ là bệnh do sự tăng kích thước của tuyến giáp gây nên. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone giáp hết sức cần cho con người, nằm trước cổ, ngay dưới trái cổ, thường thì không thấy được. Lượng hormone giáp được tuyến yên nằm ở đáy não điều khiển, nó tiết ra một chất gọi là nội tiết kích giáp TSH. Nếu quá nhiều hormone T3, T4 được sản xuất thì gọi là cường giáp. Không đủ hormone là suy giáp thì người thấy bải hoải, mệt mỏi và lên cân.
Có nhiều loại bướu lớn lên trong tuyến giáp. Phần lớn các bướu thuộc loại lành. Vì tuyến giáp nằm sát da nên khi có sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước thì người bệnh hoặc bác sĩ rất dễ thấy. Thường, các bác sĩ gọi tuyến giáp lớn hơn bình thường là bướu tuyến giáp, gọi tắt là bướu giáp, người dân thì gọi là bướu cổ. Còn tên gọi khác là phình giáp, vì tuyến này chỉ phình ra chứ không phải cục u, cục bướu. Khi nói chuyện, uống nước hoặc chỉ nuốt nước miếng mà bướu trước cổ chạy lên chạy xuống dưới trái cổ thì đó là bướu giáp. Khi nguyên cả tuyến giáp lớn đều thì gọi là phình giáp lan tỏa. Cả tuyến phình lớn nhưng có chứa một hoặc vài cục, vài hột gọi là bướu giáp dạng hạt hay nhân.
Hiện nay, không chỉ có người dân vùng sâu vùng xa bị thiếu hụt i-ốt dẫn tới bướu cổ mà ngay cả người dân ở các đô thị lớn cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này khi số người mắc có chiều hướng gia tăng. Sau khi việc sử dụng muối i-ốt mang tính tự nguyện thì tỉ lệ trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng lên 9,8% và là vấn đề sức khỏe cộng đồng, cần can thiệp về chính sách theo khuyến cáo của UNICEF – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho biết. Tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TP HCM, mỗi ngày có hàng trăm lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bướu cổ. Nhìn chung bệnh bướu cổ đang có xu hướng tăng và chiếm gần 50% tổng số bệnh nhân.
Phòng tránh bướu cổ cho gia đình – việc trong tầm tay của các bà nội trợ
Nói đến bướu cổ, nguyên nhân hàng đầu chính là tình trạng thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Khi trong ăn uống thiếu i-ốt dài ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều dài ngày, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa. Chính vì vậy, các bác sĩ cho biết để không bị mắc bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt, các gia đình, người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cần tích cực bổ sung đủ i-ốt trong dinh dưỡng hằng ngày.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng phần lớn vì vấn đề ô nhiễm môi trường.
e905d-myhealth
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng My Health – ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102