Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Bệnh bạch biến và những điều cần lưu ý

Bạch biến là bệnh rối loạn sắc tố ở da và niêm mạc, đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu về nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh lý này nhé!
1. Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là bệnh rối loạn sắc tố ở da và niêm mạc, đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng, giảm hoặc mất sắc tố. Các đốm trắng này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào của cơ thể, thường gặp hơn ở mu bàn tay, mặt, cẳng tay, vùng sinh dục.
Bạch biến không phải là bệnh truyền nhiễm, không có tính chất lây từ người sang người, phát sinh trong quá trình sống. Tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới khoảng 1-2% dân số. Tại Việt nam chưa có số liệu thống kê chính thức. Số liệu tại các bệnh viện ghi nhận bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam nhưng sự khác biệt này không rõ ràng.
bach-bien
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến
Nguyên nhân gây bệnh bạch biến còn chưa được biết rõ. Chỉ có một điều chắc chắn rằng bạch biến xuất hiện là do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh. Một vài giả thuyết cho rằng bệnh bạch biến có thể do ảnh hưởng của bệnh tự miễn hoặc có thể do di truyền, liên quan đột biến ở gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA. Các tự kháng thể xem các tế bào sắc tố như là các kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào sắc tố và làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 – 30% bệnh nhân bạch biến  có tự kháng thể chống lại tế bào của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, gan tụy nên một số bệnh nhân bạch biến có các bệnh lý kèm theo liên quan đến các cơ quan kể trên.
3. Triệu chứng bệnh Bạch biến
Biểu hiện chính của bệnh bạch biến là những dát, mảng trắng, giới hạn rõ, mất sắc tố da so với những vùng da xung quanh do các tế bào sắc tố da ở đó đã không còn hoặc đã ngưng hoạt động. vị trí thường xuất hiện của các mảng bạch biến là những vùng hở, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi.
Da trên đám bạch biến vẫn bình thường, không bị teo, không đóng vảy, cảm giác trên da không biến đổi, không đau ngứa, không tê dại. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng.
Phụ thuộc vào thể bệnh bạch biến, các mảng da bị đổi màu có thể xuất hiện theo cách khác nhau:
– Thể bạch biến toàn thân: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các mảng bạch biến thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng
– Thể bạch biến phân đoạn: thường biểu hiện chỉ một bên hoặc một vùng trên cơ thể. Thể này có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi hơn, chỉ tiến triển trong vòng 1 đến 2 năm.
– Thể bạch biến khu trú: chỉ xảy ra ở một vài vị trí trên cơ thể.
Rất khó để dự đoán được tiến triển của bệnh. Đôi khi các mảng bạch biến sẽ tự khu trú mà không cần điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, các mảng da mất sắc tố sẽ lan rộng ra. Bệnh tiến triển mạn tính, có những đợt nặng lên, tổn thương thường nặng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông.
Bệnh nhân càng trẻ, tiên lượng càng tốt với thời gian bị bệnh càng ngắn và có nhiều hy vọng khỏi bệnh hơn. Ngược lại, bệnh nhân, càng lớn tuổi, thời gian mắc bệnh càng kéo dài, kết quả đáp ứng điều trị càng kém đi.
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Làm thế nào để cải thiện bệnh mất ngủ kinh niên?

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mạn tính) được gọi là mất ngủ không thực tổn, được định nghĩa đó là trạng thái không thoả mãn về số lượng và chất lượng giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ kinh niên và các phương pháp điều trị tích cực.
mat-ngu-kinh-nien
1. Mất ngủ kinh niên là gì?
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức dậy khi còn quá sớm,… Nếu các triệu chứng ở trên diễn ra liên tục và kéo dài thì được gọi là mất ngủ kinh niên. Mất ngủ kinh niên hay còn được gọi là mất ngủ mãn tính, lúc này người bệnh sẽ không đáp ứng được về chất lượng và số lượng giấc ngủ trong thời gian dài hơn một tháng.
Thông thường, người bị mất ngủ kinh niên sẽ phải mất từ 30 phút cho đến 90 phút mới đi vào giấc ngủ được và thời gian ngủ chỉ kéo dài được từ 3 – 4 giờ/ngày. Trong giấc ngủ thường xuyên bị thức giấc giữa chừng và rất khó để có thể trở lại giấc ngủ, điều này làm cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể. Tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Mất ngủ kinh niên được y khoa xếp vào hàng bệnh lý, nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người, tạo yếu tố tiền đề cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác phát triển, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số ảnh hưởng của bệnh mất ngủ kinh niên đến người bệnh là:
– Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi và thiếu sức sống vào ban ngày. Rất dễ bị kích động từ các tấc động từ bên ngoài, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
– Mất ngủ kinh niên khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng, các cơ quan nội tạng phải hoạt động quá sức dẫn đến kiệt quệ. Lâu dần sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh, bệnh về tim mạch, ung thư, béo phì, thậm chí là đột quỵ.
2. Một số giải pháp cho chứng mất ngủ kinh niên
– Tránh uống cà phê, rượu bia vào buổi tối
Caffein có trong cà phê có khả năng kích thích hệ thần kinh gây hưng phấn. Chất kích thích này có thể ở lại trong cơ thể 8-14 tiếng sau khi uống vào. Nếu bạn bị mất ngủ, thì không nên dùng cà phê hoặc đồ uống có chứa caffein ít nhất 8 tiếng trước khi ngủ.
– Trước khi ngủ không nên để bụng quá đói hoặc quá no
Khi bụng quá đói, dạ dày sẽ tiết ra axit tiêu hóa, xuất hiện cảm giác cồn cào, gây khó ngủ. Khi ăn quá no, nghĩa là bạn đang “cưỡng ép” dạ dày hoạt động vào khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi. Nếu lượng thực phẩm chưa kịp tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng, đồng thời kích thích lên thành ruột gây sưng phồng, suy giảm chức năng ruột. Do đó, không nên ăn quá no, ăn thức ăn khó tiêu, nhiều chất đạm trước khi ngủ. Đồng thời, nên ăn cách giấc ngủ khoảng 4 tiếng.
– Tạo không gian yên tĩnh, phòng ngủ sạch sẽ
Làm sạch chăn gối, dra trải giường, khi ngủ kéo rèm cửa để hạn chế ánh sáng bên ngoài chiếu vào, không gian ấm cúng, sạch sẽ và ít ánh sáng sẽ tạo điều kiện để não bộ dễ đi vào giấc ngủ. Đồng thời, khi ngủ bạn nên chọn mặc trang phục thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật hoặc bó.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách
Mỗi ngày đều đặn vận động 30 phút sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, tăng sức đề kháng, hỗ trợ lưu thông máu lên não tốt hơn. Đồng thời, vận động còn giúp dẻo dai xương khớp, phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường.
Mất ngủ kinh niên là bệnh lý gây hại rất lớn đến sức khỏe cũng như chức năng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, làm kiểm tra xác định nguyên nhân để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Trong quá trình thăm khám, chữa trị bệnh mất ngủ kinh niên, đừng quên đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ Online trọn đời và miễn phí.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Bệnh bạch hầu và những lưu ý quan trọng

Thời gian qua, Việt Nam ghi nhận rải rác các ca bệnh bạch hầu và đã có bệnh nhân tử vong. Bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu quay trở lại sau một thời gian vắng bóng, dễ lây lan thành dịch và nguy cơ tử vong cao. Vậy bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào? Phương pháp phòng chống căn bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
dich-bach-hau
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục; với các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm. Bệnh có thể biến chứng thành viêm phổi, suy tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
2. Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây cũng chính  là nguồn truyền bệnh.
Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, nếu không được điều trị bạch hầu cấp tốc và chăm sóc bệnh bạch hầu đúng cách, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.
Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng và có thể dẫn đến tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Trẻ dưới 15 tuổi chưa được tạo miễn dịch đầy đủ có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài. Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con cũng có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Do đó, cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này cho mọi đối tượng là tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ và đúng lịch.
3. Phòng chống bệnh bạch hầu như thế nào?
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch
– Giữ vệ sinh giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày)
– Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
– Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Trong quá trình đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin, bạn hãy đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý và lưu trữ hồ sơ sức khoẻ Online.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Những nguyên tắc vàng giúp da khoẻ đẹp trong mùa hè

Mùa hè là thời điểm nhiệt độ tăng cao, ánh nắng gay gắt dẫn đến tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về da như sạm, nám, tàn nhang, da bong tróc,… Vậy chăm sóc da mùa hè như thế nào đúng chuẩn? Cùng đọc những nguyên tắc vàng sau đây!
cham-soc-da-mua-he
Làm sạch da hàng ngày
Trước khi đi ngủ, hãy tẩy trang dù hôm đó bạn không trang điểm. Vào ban đêm, da cần được để “mộc”, các lỗ chân lông cần được sạch sẽ và thông thoáng để da có thể tái tạo lại một cách tối đa.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên chọn những sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên, vừa có tác dụng làm sạch, vừa cung cấp dưỡng chất và dưỡng ẩm cho da. Việc làm sạch da hàng ngày có thể giúp da bạn khoẻ mạnh và trắng sáng.
Bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím
Bảo vệ làn da là tiêu chí quan trọng hàng đầu, không chỉ các bạn gái mà bất cứ ai, thậm chí cả nam giới và trẻ nhỏ cũng cần phải lưu tâm. Đó là cách duy nhất và tốt nhất để da được an toàn bởi sự công phá của những tia cực tím từ mặt trời, bạn cần thoa kem chống nắng trước mỗi khi ra nắng khoảng 30 phút và chọn loại có chỉ số SPF trên mức 30 mới đem lại hiệu quả bảo vệ làn da.
Sử dụng mỹ phẩm chứa ít dầu
Lời khuyên của các bác sĩ da liễu là bạn nên hạn chế dùng mỹ phẩm tối đa trong những ngày hè, nếu cần dùng thì nên lựa chọn những loại mỹ phẩm trang điểm như kem dưỡng, phấn nền, phấn trang điểm… có chứa thật ít dầu và nên chọn loại mỹ phẩm có chỉ số SPF giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tẩy da chết đều đặn theo chu kỳ
Cứ 14 ngày, làn da sẽ tái tạo một lần. Với độ tuổi từ 28 – 30, quá trình tái tạo da sẽ kéo dài đến 28 ngày. Trong khoảng thời gian này, lớp da cũ khô đi, các tế bào da chết bám lại. Bạn cần tẩy da chết khoảng 2 lần/tuần để giúp da sạch sâu, lấy đi bụi bẩn ở lỗ chân lông và giúp làn da hấp thụ các chất dưỡng ẩm tốt hơn.
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc làn da. Dù bạn thuộc loại da nào thì việc sử dụng kem dưỡng ẩm vẫn là một điều cần thiết. Thời gian thoa kem dưỡng lên cơ thể phù hợp nhất là sau khi tắm, lúc này da vẫn còn giữ được độ ẩm nhất định. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên thoa lượng kem dưỡng ẩm vừa phải, tránh thoa quá nhiều gây lãng phí và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Uống đủ nước
Cơ thể thiếu nước sẽ khiến làn da bị khô, bong tróc và thiếu sức sống. Mùa hè nóng bức khiến mồ hôi chảy ra thường xuyên, do đó bạn cần bổ sung kịp thời nước khoáng để cơ thể tiếp nhận đủ năng lượng hoạt động. Mỗi ngày bạn nên bổ sung 7 – 8 cốc nước, ngoài ra có thể bổ sung rau, trái cây nhiều nước… để làm đẹp da và giúp da căng bóng mịn màng.
Thể thao đều đặn
Luyện tập thể thao đều đặn không chỉ giúp bạn sở hữu một sức khỏe tốt mà còn giúp máu dễ dàng lưu thông trong da. Chính vì thế, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, các bạn đừng quên dành từ 30 phút đến 1 giờ cho việc luyện tập mỗi ngày. Các môn thể thao mùa hè rất phong phú, bạn có thể chạy, bơi, chơi cầu lông, đá bóng… hay đơn giản chỉ là yoga, đi bộ nhanh, đạp xe… nhưng cần nhớ là không nên tập thể thao ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đó là lúc ánh nắng mùa hè chói chang và gay gắt nhất, rất có hại cho làn da của bạn.
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Cảnh giác bệnh thuỷ đậu ở trẻ em khi mùa hè tới

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh dễ thành dịch, đặc biệt khi thời tiết oi bức mùa hè, nên nó đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ.
thuy-dau-o-tre
1. Nguyên nhân gây thuỷ đậu
Virus Varicella Zoster lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, vì vậy mà đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh đều do hít phải nước bọt khi ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước của người bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.
2. Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu thường có thời kỳ ủ bệnh từ 10-21 ngày. Sau đó, khởi phát theo các giai đoạn với những triệu chứng sau:
  • Thời kỳ khởi phát: Khi bị thủy đậu, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), chảy nước mũi, đau mình mẩy, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, ăn kém hoặc bỏ bú đối với trẻ sơ sinh, trằn trọc khó ngủ, mê sảng. Một số trường hợp thủy đậu ở trẻ em không có triệu chứng khởi phát.
  • Thời kỳ toàn phát: Các nốt hồng ban bắt đầu xuất hiện. Ban đầu là các nốt sẩn đỏ, vài giờ sau ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình trẻ. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên trên mặt, ngực và lưng sau đó lan khắp cơ thể của trẻ. Sau khoảng 24 – 48 giờ, các nốt ban sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra.
  • Thời kỳ lui bệnh: Thông thường, các nốt thủy đậu kéo dài khoảng 2 – 3 ngày rồi khô lại, đóng vảy và bong sau khoảng một tuần lễ. Khi lành không để lại sẹo (trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ để lại sẹo). Trẻ giảm sốt, ăn uống và ngủ nghỉ bình thường.
Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ và người lớn như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan nếu người bị bệnh không được chữa trị và chăm sóc đúng cách. Có một số trường hợp sẽ gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
3. Tiêm chủng thuỷ đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
Lịch tiêm vắc-xin thủy đậu như sau:
  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cách nhau ít nhất 3 tháng. Với trẻ dưới 4 tuổi, mũi 1 thực hiện lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 thực hiện lúc 4 – 6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Thực hiện tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, 2 mũi cách nhau từ 4 – 8 tuần.
  • Đối với phụ nữ khi có kế hoạch sinh con, nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai ít nhất là 3 tháng.
Trong quá trình tiêm vắc-xin thuỷ đậu, bạn nên đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý và lưu trữ hồ sơ sức khoẻ Online miễn phí và trọn đời.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Nhược thị và những thông tin quan trọng bạn cần nắm rõ

Nhược thị là tình trạng mắt kém một hoặc hai bên do lác, tật khúc xạ hay bệnh lý ở mắt. Vậy nguyên nhân gây nhược thị là gì? Phương pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh lý này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
nhuoc-thi
1. Nguyên nhân gây nhược thị
Não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.
Thuật ngữ "nhược thị chức năng" dùng để chỉ tình trạng nhược thị có thể phục hồi được bằng điều trị, thuật ngữ "nhược thị thực thể" dùng để chỉ tình trạng nhược thị không thể phục hồi được. Hầu hết những trường hợp giảm thị lực do nhược thị đều có thể phòng tránh hoặc phục hồi nếu được can thiệp bằng những biện pháp thích hợp. Có khoảng 3% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị. Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ nhược thị và khiến giảm khả năng nhìn. Con số này sẽ giảm nếu tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể khôi phục thị lực.
2. Biểu hiện của nhược thị
Một số triệu chứng trẻ nhược thị có thể biểu hiện:
– Lé mắt
– Hay nheo mắt
– Nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn
– Than mỏi mắt
Tuy nhiên, khi bị nhược thị, nhiều trẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt dẫn đến việc rất khó phát hiện. Vì trẻ đã thích nghi qua thời gian dài nên trẻ ít khi phàn nàn vì thị lực kém, thường bệnh nhược thị chỉ được phát hiện khi sàng lọc.
Để phát hiện sớm nhược thị, nên cho trẻ đi khám mắt ở các thời điểm quan trọng như: trước tuổi mầm non, trước khi vào mẫu giáo và trước khi vào lớp một và tái khám hàng năm. Một cách nữa để phát hiện nhược thị là bịt từng mắt xem có mắt nào bị mờ hơn so với mắt bên kia. Mắt mờ hơn chính là mắt có nguy cơ nhược thị.
3. Điều trị nhược thị
Điều trị tật khúc xạ cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt, khi độ khúc xạ còn thấp và trẻ chưa có nhược thị, thì mới có tác dụng. Trẻ dưới 4 tuổi, thời gian chữa trị ngắn, chỉ mất vài ngày đến một tuần. Độ tuổi trẻ càng tăng, thời gian điều trị càng kéo dài, song hiệu quả không cao.
Yếu tố then chốt trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ, sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình.
Nếu trẻ được đi khám sớm, thời gian tập luyện thường chỉ mất vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên nếu trẻ phát hiện muộn ở lứa tuổi 10-20 thì thời gian điều trị có thể mất từ vài tháng đến vài năm. Sau khi mắt đã đi vào ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.
Hiện nay biện pháp cơ bản nhất điều trị nhược thị là tập luyện. Trẻ sẽ bịt một mắt lành và tập nhìn bằng mắt bệnh, hoặc tra thuốc khiến mắt lành suy yếu, kích thích thị giác của mắt bệnh. Phương pháp tập có thể là những hoạt động thị giác tích cực hoặc những máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt…
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Chủ động phòng chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết

Hiện nay đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển mạnh. Để chủ động phòng, chống các bệnh này, các bạn cần tuân theo vài quy tắc sau đây.
Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti ở vùng nhiệt đới. Đây cũng là loài muỗi trung gian truyền bệnh SXH Dengue. Người mắc virus Zika được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 3-2016 ở Khánh Hòa. Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 265 ca bệnh, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
sot-xuat-huye
Từ 60% đến 80% trường hợp nhiễm vi rút Zika không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Người bệnh có biểu hiện như: sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Để chủ động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:
1. Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):
– Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi
– Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.
– Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy. Lau rửa các dụng cụ chứa nước như: lu, khạp… hàng tuần. Thu gom và hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như: chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
2. Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.
3. Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Phòng tránh đột quỵ khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết hiện đang bắt đầu vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột là « mối nguy » đối với những người có bệnh lý nền là tai biến mạch máu não. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những phương pháp phòng đột quỵ khi thời tiết nắng nóng, giúp bạn tránh được những trường hợp tiêu cực nhất có thể xảy đến khi thời tiết chuyển mùa hoặc nóng/lạnh bất chợt.
dot-quy-khi-thoi-tiet-nang-nong
Cung cấp nhiều chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh có thể giúp giảm cholesterol gây hại và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Omega-3 – một loại chất béo tốt cho cơ thể, chất béo lành mạnh này có thể làm giảm chất béo trung tính trong máu, từ đó giảm thiểu các bệnh béo phì, tim mạch. Thực phẩm giàu chất béo tốt bao gồm các loại hạt, dầu cá, ô-liu và trái bơ.
Luyện tập thể dục đều đặn
Thời tiết nắng nóng khiến chúng ta ngại tập luyện, nó cũng dễ khiến bạn mệt mỏi và mất sức nếu tập sai cách. Tuy nhiên đừng vì thế mà bạn bỏ qua việc luyện tập hàng ngày. Mùa nóng bạn có thể lựa chọn các phương pháp luyện tập trong nhà như yoga, chạy trên máy chạy bộ. Hoặc đợi khi trời tắt nắng nhiệt độ ngoài trời giảm xuống thì mới ra ngoài đi tập. Không tập luyện quá gắng sức, xen kẽ các bài tập là thời gian nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung nước cho cơ thể.
Che chắn cơ thể cẩn thận khi phải ra ngoài đường
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, mọi người cũng nên hạn chế đi lại hoặc làm việc vào những lúc nắng nóng lên đỉnh điểm, đặc biệt là những khung giờ cao điểm từ 10 – 16 giờ. Cần đội nón rộng vành khi ra ngoài nắng, nếu dùng máy điều hòa thì nên để nhiệt độ ở khoảng 26 – 28 độ C. Các gia đình không sử dụng điều hòa thì làm mát nhà bằng cách bật quạt, mở cửa cho thông thoáng với bên ngoài.
Uống nhiều nước
Nước có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà cơ thể và giúp bạn có được năng lượng hoạt động trong thời gian dài. Chính vì lý do đó, bạn nên uống nước thường xuyên để tránh mất nước và gây nên nguy cơ đột quỵ. Những người cao tuổi, hoặc người sức khỏe yếu, có bệnh tim mạch, đã từng bị đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10 giờ, không làm việc hoặc hoạt động gắng sức.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Bạn nên đi khám ít nhất 1-2 lần/năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây đột quỵ. Trong quá trình thăm khám, hãy đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ online miễn phí và trọn đời!
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Những lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, hãy đọc ngay bài viết sau đây để hiểu thêm về những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm, cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
luu-y-tiem-chung
1. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm
– Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.
– Không nên cho bé tiêm vắc-xin khi đang bệnh hay sốt cao.Việc tiêm vắc-xin có thể dời lại vài ngày cho đến khi bé khỏe mạnh.
– Không nên cho trẻ ăn/bú quá no hoặc quá đói để tránh trường hợp bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
– Nên cho bé vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm.Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi (áo thun lớn và quần rộng) để bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám.
– Giữ gìn phiếu/ sổ tiêm chủng của trẻ để theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ, nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó của bé.
– Nên cho bé tiêm các loại vắc-xin phối hợp ngừa các bệnh ở trẻ nhỏ có chứa thành phần vô bào để hạn chế các phản ứng phụ như đau, đỏ, sưng tại nơi tiêm, sốt cao sau tiêm
– Nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bé (tiền sử bệnh tật, dị ứng…) để kiểm soát và làm giảm những phản ứng phụ có thể xảy ra với bé khi tiêm.
– Nên âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng với bé, mang theo đồ chơi mà bé thích như gấu bông để bé thấy thoải mái.
– Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ với tỷ lệ 1/1 triệu liều vắc xin và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
– Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
2. Những lưu ý để chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước.
– Có thể lau người và chườm mát cho trẻ nếu sốt nhẹ từ 37.50C đến 38.50C.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/Kg cân nặng/lần nếu trẻ sốt trên 38.50C, tối đa dùng 6 lần trong 24 giờ (khoảng cách tối thiểu giữa hai lần uống là 4 giờ). Không nên hạ sốt bằng thuốc Aspirin.
– Không nên nặn chanh, đắp khoai tây và các loại băng keo…
– Tuân thủ việc theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng đầy đủ để theo dõi lịch tiêm chủng của con mình. Để quản lý hồ sơ sức khoẻ cho trẻ, bạn có thể sử dụng HR247 – Ứng dụng lưu trữ sức khoẻ Online trọn đời và miễn phí.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102