Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Cảnh giác bệnh thuỷ đậu ở trẻ em khi mùa hè tới

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh dễ thành dịch, đặc biệt khi thời tiết oi bức mùa hè, nên nó đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ.
thuy-dau-o-tre
1. Nguyên nhân gây thuỷ đậu
Virus Varicella Zoster lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, vì vậy mà đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh đều do hít phải nước bọt khi ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước của người bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.
2. Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu thường có thời kỳ ủ bệnh từ 10-21 ngày. Sau đó, khởi phát theo các giai đoạn với những triệu chứng sau:
  • Thời kỳ khởi phát: Khi bị thủy đậu, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), chảy nước mũi, đau mình mẩy, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, ăn kém hoặc bỏ bú đối với trẻ sơ sinh, trằn trọc khó ngủ, mê sảng. Một số trường hợp thủy đậu ở trẻ em không có triệu chứng khởi phát.
  • Thời kỳ toàn phát: Các nốt hồng ban bắt đầu xuất hiện. Ban đầu là các nốt sẩn đỏ, vài giờ sau ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình trẻ. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên trên mặt, ngực và lưng sau đó lan khắp cơ thể của trẻ. Sau khoảng 24 – 48 giờ, các nốt ban sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra.
  • Thời kỳ lui bệnh: Thông thường, các nốt thủy đậu kéo dài khoảng 2 – 3 ngày rồi khô lại, đóng vảy và bong sau khoảng một tuần lễ. Khi lành không để lại sẹo (trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ để lại sẹo). Trẻ giảm sốt, ăn uống và ngủ nghỉ bình thường.
Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ và người lớn như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan nếu người bị bệnh không được chữa trị và chăm sóc đúng cách. Có một số trường hợp sẽ gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
3. Tiêm chủng thuỷ đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh
Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
Lịch tiêm vắc-xin thủy đậu như sau:
  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cách nhau ít nhất 3 tháng. Với trẻ dưới 4 tuổi, mũi 1 thực hiện lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 thực hiện lúc 4 – 6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Thực hiện tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, 2 mũi cách nhau từ 4 – 8 tuần.
  • Đối với phụ nữ khi có kế hoạch sinh con, nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai ít nhất là 3 tháng.
Trong quá trình tiêm vắc-xin thuỷ đậu, bạn nên đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý và lưu trữ hồ sơ sức khoẻ Online miễn phí và trọn đời.
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét