Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

"Cơn sốt" mua Tamiflu của bệnh nhân là không cần thiết

Cảm cúm là bệnh lí thông thường và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nhiều người mắc cúm chưa hiểu về tác dụng của thuốc Tamiflu 75mg đã tự mua về sử dụng, khiến loại thuốc này trở nên khan hiếm và giá cả bị  "đội" lên rất cao. Tuy nhiên trong thực tế, "cơn sốt" mua Tamiflu của nhiều bệnh nhân là không cần thiết.
1_219498.jpg
Người bệnh “cắn răng” mua thuốc giá đắt
Hầu hết các hiệu thuốc trên đường Cầu Giấy, Đê La Thành, Trung Kính… đều không có thuốc Tamiflu để bán. Khách hàng muốn mua phải đặt tiền trước, để chủ hiệu thuốc đặt hàng, kèm theo đó là lời cảnh báo “thuốc rất đắt”, “không có để mua” của nhân viên bán thuốc.
Giá Tamiflu bán ở đây có 1,7 triệu đồng một vỉ 10 viên, tương đương 170.000 đồng mỗi viên. Có những nơi bán từ 200.000 đồng – 320.000 đồng mỗi viên, nghĩa là đắt gấp 4-5 lần so với bình thường.
Trước đó, việc thiếu thuốc trị cúm Tamiflu 75mg đã xảy ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã không còn thuốc Tamiflu 75mg để điều trị cho bệnh nhân do công ty không tiếp tục ký hợp đồng và cung ứng thuốc cho bệnh viện. Trong khi đó, công ty cung cấp thuốc cho Bệnh viện Nhi Trung ương đã hết hàng, không đủ khả năng cung ứng thuốc Tamiflu 75mg. Thuốc trị cúm, đặc biệt là thuốc Tamiflu 75mg đã rất khan hiếm, nhiều bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân phải săn lùng tìm mua thuốc Tamiflu 75mg trôi nổi này với giá cao gấp 4-5 lần, thậm chí bị “thổi” giá gấp cả chục lần so với giá niêm yết của Bộ Y tế.
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết ngày 19.12 đã có công văn gửi các đơn vị liên quan chủ động đảm bảo đủ nhu cầu thuốc trị bệnh và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá thuốc.
“Cục Quản lý Dược đã nhận được thông tin về nguy cơ thiếu thuốc trị cúm (thuốc chứa hoạt chất oseltamivir) do thiếu nguồn cung ứng. Chúng tôi đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động, lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh; đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá thuốc” – đại diện Cục Quản lý Dược cho hay.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc có chứa chất oseltamivir có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.
“Cơn sốt” mua Tamiflu của người bệnh là không cần thiết
PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) – cũng cho rằng: “Cơn sốt” mua Tamiflu như hiện nay của người bệnh là không cần thiết. Tamiflu chỉ là một loại thuốc hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 điều trị cúm. Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng sốt thì kết quả điều trị không khác gì với bệnh nhân không dùng thuốc.
Trước nguy cơ cúm mùa gia tăng trong thời điểm hiện tại, để bảo đảm công tác phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời theo đúng hướng dẫn, giảm thiểu tử vong và phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp triển khai và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các bộ, ngành chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát kế hoạch phòng chống bệnh dịch cúm tại đơn vị; chuẩn bị tốt nhân lực, khu vực khám, cấp cứu, cách ly điều trị, trang thiết bị vật tư y tế, các phương tiện, thuốc Oseltamivir (Tamiflu), dịch truyền và các thuốc điều trị bệnh phối hợp khác để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
Thực hiện điều trị người bệnh cúm theo đúng phác đồ điều trị bệnh cúm mùa trong tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31.12.2015. Đặc biệt việc sử dụng đúng thuốc kháng virusOseltamivir (Tamiflu) hoặc/và Zanamivir cho các trường hợp bệnh cúm A hoặc B (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Ứng dụng Đọc chỉ số xét nghiệm có cần thiết?

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật công nghệ, bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn loại hình ứng dụng dành cho sức khoẻ để cùng đồng hành trong quá trình chữa bệnh. Một trong số đó chính là Dr.ViVi – ứng dụng đọc xét nghiệm Online hiện đại và nhanh chóng nhất. Vậy Dr.ViVi là gì? Ứng dụng Đọc chỉ số xét nghiệm có cần thiết? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Dr.ViVi là gì?
Dr.ViVi là ứng dụng miễn phí của đội ngũ phát triển của công ty TNHH MTV My Health. Ứng dụng sử dụng kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học, hữu ích trong trường hợp bạn muốn hiểu nhanh hơn về một chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm… Bạn chỉ cần chụp lại chỉ số đó, đánh dấu chỉ số ứng dụng sẽ tự nhiên giải ý nghĩa các chỉ số giúp bạn hiểu biết hơn về các thông số y khoa.
Mở đầu ứng dụng bạn chỉ cần chụp lại mẫu xét nghiệm, chất lượng ánh sáng góc chụp tốt nhất từ camera hoặc tải từ thư viện ảnh trong máy, sau đó đánh dấu (dùng tay bôi) chỉ số cần phiên giải, chờ trong giây lát Dr.ViVi sẽ đưa ra những thông tin từ các nguồn tài liệu y tế đã được chọn lọc kỹ càng. Ngoài ra, Ứng dụng này còn được hỗ trợ giao diện hình Bác sĩ thân thiện giúp đọc chỉ số với giọng nói dễ chịu, làm hài lòng số đông những người dùng.
Trong quá trình thử nghiệm, Dr.ViVi cho thấy chúng nhận diện khá chính xác các chỉ số xét nghiệm. Cách dùng ứng dụng cũng vô cùng đơn giản, thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau.
to roi dr vivi ban 14_08-01
Ứng dụng Đọc chỉ số xét nghiệm có cần thiết?
Trong thực tế có nhiều nguồn tin y tế không chính thống gây hoang mang người bệnh. Bệnh nhân cần một ứng dụng hữu ích và đặc biệt chính xác về kiến thức y khoa để kịp thời tra cứu. Dr.ViVi có thể đáp ứng tốt nhu cầu đó.
Song song với việc nhận biết chỉ số xét nghiệm, ứng dụng Dr.ViVi còn giúp bệnh nhân điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, điều trị thích hợp với từng loại bệnh tương ứng. Không dừng lại ở đó, ứng dụng còn giúp người dùng theo dõi chỉ số sức khoẻ trong thời gian dài, giúp nắm bắt được hiện trạng cơ thể để có hướng điều trị thích hợp nhất trong tương lai.
Không chỉ gây ấn tượng với giao diện đẹp mắt, khả năng làm việc hiệu quả cùng tính ứng dụng cao, Dr.ViVi còn trở thành người bạn thân thiết của mọi người sử dụng. Với kho dữ liệu chuẩn hoá khổng lồ, ứng dụng có thể đem đến cho bệnh nhân nguồn kiến thức khổng lồ về y tế, đáp ứng mọi nhu cầu, trả lời mọi thắc mắc của bệnh nhân chỉ trong vài thao tác đơn giản.
Có thể khẳng định rằng, Dr.ViVi đã đạt được một bước tiến dài trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người trong thời đại công nghệ 4.0. Đây là ứng dụng cần thiết không chỉ cho những bệnh nhân mà còn cho tất cả chúng ta.
Đội ngũ My Health tự hào là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp mới, mang tới lợi ích không nhỏ cho người dân trong việc cung cấp kiến thức y khoa.
Dr.ViVi là sản phẩm hoàn toàn miễn phí, tương thích được với các thiết bị di động thông minh hệ điều hành Android (tương thích Android 4.4 trở lên) và phiên bản dành cho iOS (tương thích iOS 10.0 trở lên).
Link tải ứng dụng Dr. ViVi

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Đừng coi thường trạng thái lạnh tay/chân thường xuyên

Sự thật thì một số người bị lạnh tay chân khi nhiệt độ môi trường giảm xuống như vào mùa đông, hay trong phòng điều hòa để nhiệt độ thấp là chuyện bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật hay một tình trạng sức khỏe nào đó.
ayak-usumesi-neden-olur_59c42.jpg
Tình trạng tay/chân lạnh thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân như:
1. Nhiệt độ thấp:
Bàn tay, bàn chân lạnh là một trong những phản ứng bình thường của cơ thể khi ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn. Khi đó, các mạch máu ngoại vi ở các chi co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các khu vực này, cũng làm giảm lượng nhiệt mà cơ thể mất đi nhằm bảo vệ, giữ ấm những phần cơ thể quan trọng khác. Giảm lưu lượng máu, giảm ôxy trong mô, khiến lúc này tay chân bị tái ngắt, không hồng hào như bình thường. Những biểu hiện này thường không nghiêm trọng và sẽ trở lại bình thường khi nó được làm nóng lên.
2. Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud thường gây ra cảm giác lạnh và tê ở các ngón tay và ngón chân, thường là khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc thậm chí khi bị stress. Khi bị bệnh này, các động mạch nhỏ đưa máu đến da bị co thắt, hạn chế lưu thông ở một số vùng.
Bệnh Raynaud (còn gọi là hội chứng hay hiện tượng Raynaud) gặp phổ biến hơn ở phụ nữ và ở những người sống ở vùng khí hậu lạnh hơn.
3. Căng thẳng thần kinh:
Một người đang ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể gây hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh. Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với stress hoặc lo lắng là bơm adrenaline vào máu. Adrenalin sẽ khiến các mạch máu ở ngoại biên co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Phản ứng này giúp dự trữ năng lượng và chuẩn bị cho bất kỳ tổn thương cơ thể nào có thể xảy ra, do tình trạng căng thẳng cao. Giảm căng thẳng và tìm kiếm những biện pháp thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tay chân lạnh trong những trường hợp này.
4. Tuần hoàn máu kém:
Người bị tuần hoàn máu kém khiến máu đến tận cùng các chi không đầy đủ, do đó bàn tay lạnh và chân lạnh thường xuyên. Tuần hoàn kém có thể có nhiều nguyên nhân như: cuộc sống tĩnh tại hoặc ngồi làm việc cả ngày liên tục có thể làm giảm tuần hoàn máu tới các chi. Người hút nhiều thuốc lá, người có cholesterol máu cao, người có vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến máu khó tiếp cận đến mọi khu vực của cơ thể, làm giảm tuần hoàn máu tới các đầu chi dẫn đến bàn tay, bàn chân lạnh.
5. Thiếu máu:
Thiếu máu có thể do nhiều yếu tố, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12, hoặc folate, hoặc do bệnh thận mạn tính. Trường hợp thiếu máu trung bình đến nặng có thể gây bàn tay, bàn chân lạnh. Để khắc phục thiếu máu, có thể thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sắt, vitamin B12, hoặc folate.
6. Đái tháo đường:
Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp các vấn đề về tuần hoàn máu. Mức đường trong máu cao có thể dẫn đến hẹp động mạch, làm giảm lượng máu cung cấp cho mô. Ở một số người, do thiếu kiểm soát đường huyết cao trong thời gian dài, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên. Biến chứng này ảnh hưởng chủ yếu tới bàn chân, cẳng chân, bàn tay, cánh tay. Các triệu chứng khác của tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là cảm giác châm chích, tê bì, quá mẫn cảm với nhiệt độ như quá nóng hay quá lạnh, mất cảm giác ở chân tay. Triệu chứng có thể tệ hơn vào ban đêm.
7. Rối loạn thần kinh: Các chứng rối loạn thần kinh khác cũng có thể là nguyên nhân của chân lạnh thường xuyên. Suy nhược thần kinh có thể do chấn thương hoặc thương tích, hoặc do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bệnh lý thần kinh ngoại vi cũng có thể do bệnh gan, thận, nhiễm trùng hoặc di truyền. Nó thường gây ra các triệu chứng khác ngoài lạnh tay chân. Trong trường hợp này, cần tới bác sĩ khám và chẩn đoán đúng bệnh. Điều trị triệu chứng tay chân lạnh có thể giúp giảm sự khó chịu của người bệnh trong khi chờ đợi một chẩn đoán đúng.
8. Suy giáp trạng: Suy giáp trạng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất của cơ thể. Sự trao đổi chất của cơ thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, do đó có thể dẫn tới tay chân lạnh.
Như vậy, bạn không nên coi thường sức khỏe, khi cơ thể có dấu hiệu lạnh tay/bàn chân thường xuyên nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Trong quá trình thăm khám và điều trị, người bệnh đừng quên đồng hành cùng HR247 – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ online hàng đầu!
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng có thể giúp bạn hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Cảnh giác cao độ với cúm A trong thời tiết giao mùa

Giao mùa là thời điểm thuận lợi để virus cúm A/H1N1 phát triển. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Vậy biểu hiện của bệnh như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh với loại virus này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
ThinkstockPhotos-522711601.jpg
1. Virus cúm A/H1N1 là gì?
Bệnh Cúm A(H1N1) chủng đại dịch 2009 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay. Bệnh gây ra bởi vi rút cúm A (H1N1), một loại vi rút cúm được phát hiện vào năm 2009 và còn được gọi là cúm lợn vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn . Cúm A(H1N1) bùng phát mạnh vào năm 2009 và có tốc độ lây lan rất nhanh.
Người nhiễm cúm A/H1N1 có thể bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng, một số trường hợp tử vong. Nhưng tỷ lệ tử vong thấp (1 – 4%).
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi trong các tháng đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A(H1N1) trên phạm vi toàn quốc.
2. Biểu hiện khi nhiễm cúm A/H1N1
Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A(H1N1) người bệnh thường có các triệu chứng sau:
  • Sốt, thường trên 38 độ C, và ớn lạnh
  • Đau viêm họng
  • Nhức đầu
  • Đau mình và nhức cơ
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Tiêu chảy và ói mửa
3. Phòng chống Virus cúm A/H1N1
  • Giữ vệ sinh
Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc ống trên tay áo. Sau khi sử dụng xong, bỏ khăn giấy vào thùng rác.
Không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt.
Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
Sử dụng khẩu trang y tế (loại sử dụng 01 lần)
Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
  • Rửa tay thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
Tăng cường tuyên truyền và giám sát việc thực hiện vệ sinh tay chuẩn đặc biệt đối với nhân viên y tế (5 thời điểm và 6 bước)
  • Giữ khoảng cách
Đường lây bệnh của cúm A/H1N1 từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn vì vậy nên giữ khoảng cách an toàn khi nói chuyện từ 1 đến 2 mét.
  • Tiêm Vaccine ngừa cúm
Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm.
Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
=> Tốt hơn hết, khi có dấu hiệu nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Nếu gặp khó khăn trong việc đọc xét nghiệm sau khi thăm khám, bệnh nhân có thể tham khảo cài đặt ứng dụng Dr.ViVi – Ứng dụng đọc kết quả xét nghiệm chính xác và chính thống.
Dr.ViVi cho phép chúng ta hiểu rõ các chỉ số xét nghiệm bằng vài thao tác đơn giản trên điện thoại. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,… cùng nhiều chỉ số quan trọng khác.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2%  trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao. Vậy bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Có các dấu hiệu nào để nhận biết bệnh? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
20190410_180500_122449_1.max-800x800.jpg
1. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.
Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau: hay gặp là ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đặc biệt là thể biệt hoá là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt.
2. Dấu hiệu ung thư tuyến giáp
Triệu chứng sớm
– Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
– Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
Triệu chứng muộn
– Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
– Khàn tiếng, có thể khó thở.
– Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép.
– Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
– Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.
3. Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%.
Tuy nhiên, không vì thế mà căn bệnh này ít nguy hiểm cho những bệnh nhân mắc phải. Không chỉ ảnh hưởng tới mặt thẩm mỹ (sau phẫu thuật), bệnh còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời như:
  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Thay đổi giọng nói
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu
Ngoài ra trong một số ít trường hợp, u tuyến giáp tăng hoạt động và sản xuất quá nhiều hormone có thể khiến người bệnh có các triệu chứng cường giáp như: Hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, tim đập, giảm cân bất ngờ, đổ mồ hôi quá nhiều và yếu cơ.
Đối với thể ác tính, nếu bệnh nhân không điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Ở giai đoạn phát hiện muộn, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể gặp phải một số biểu hiện khác như nổi hạch quanh vùng cổ, đôi khi có thể chảy máu và gây bội nhiễm… Đặc biệt, u ác tính còn di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, não… khiến cho việc điều trị đôi khi gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Như vậy, có thể kết luận rằng bệnh ung thư tuyến giáp nguy hiểm hay không nằm ở việc xác định đó là u lành hay u ác tính. Dù là loại u nào thì bệnh nhân cũng không nên chủ quan, bất cẩn trong chuyện thăm khám sức khoẻ thường xuyên và theo sát tiến trình chữa bệnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đừng quên đồng hành cùng HR247 – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ online hàng đầu!
65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng có thể giúp bạn hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Đọc chỉ số xét nghiệm chính xác bằng cách nào?

Hiện nay, việc nhận diện chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân khá mơ hồ. Bên cạnh đó có quá nhiều thông tin y tế có nguồn gốc không chính thống gây hoang mang cho mọi người. Đó cũng chính là lý do mà ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi ra đời và giúp người dùng những vấn đề trên.
20190731-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-doc-xet-nghiem-1
Ứng dụng Dr.ViVi khá thân thiện với người sử dụng, với cách sử dụng rất đơn giản. Mở đầu ứng dụng bạn chỉ cần chụp lại mẫu xét nghiệm, chất lượng ánh sáng góc chụp tốt nhất từ camera hoặc tải từ thư viện ảnh trong máy, sau đó đánh dấu (dùng tay bôi) chỉ số cần phiên giải, chờ trong giây lát Dr.ViVi sẽ đưa ra những thông tin từ các nguồn tài liệu y tế đã được chọn lọc kỹ càng. Ngoài ra, Ứng dụng này còn được hỗ trợ giao diện hình Bác sĩ thân thiện giúp đọc chỉ số với giọng nói dễ chịu, làm hài lòng số đông những người dùng.
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành. Đặc biệt hơn, ứng dụng sử dụng kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển và trong tương lai Viện kỳ vọng ứng dụng được và  kỹ thuật nhận dạng chữ viết tay (ICR) vào dự án này. Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới. Khi OCR và ICR chưa ra đời, thì việc lấy thông tin từ một file ảnh văn bản phải thực hiện thủ công bằng cách là đọc file ảnh và nhập bằng tay vào máy các thông tin cần lấy từ file ảnh đó. Ứng dụng Dr.ViVi này tuy không phải quá mới mẻ nhưng có những cải tiến và tính ứng dụng cao trong việc nhận dạng các chỉ số y tế, hỗ trợ con người trong việc tiết kiệm thời gian và công sức khi muốn  hiểu thêm về các chỉ số xét nghiệm sau mỗi lần thăm khám.
to roi dr vivi ban 14_08-01
Đội ngũ My Health chúng tôi tự hào là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp mới, mang tới lợi ích không nhỏ cho người dân trong việc cung cấp kiến thức y khoa cho mọi người. Cài đặt ngay ứng dụng tại:

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể chữa khỏi vì đây là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên không vì thế mà bạn được phép chủ quan với bệnh lý này. Ở bài viết sau đây, Dr.ViVi sẽ chỉ ra giúp bạn những nguyên nhân, dấu hiệu của ung thư tuyến giáp để bạn đọc nhận biết và phòng tránh.
u-lanh-tinh-cua-tuyen-giap.jpg
1. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó: Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.
Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời
2. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
  • Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
  • Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…
2. Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu trứng. Bạn có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám định kỳ.
Khi ung thư tuyến giáp có triệu chứng, thường bạn sẽ sờ thấy một khối ở tuyến giáp (vùng cổ như hình 1). Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến giáp bao gồm:
  • Khàn tiếng
  • Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản
  • Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản
  • Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương…
Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Nếu như bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới kết quả khám bệnh, hãy sử dụng ứng dụng Đọc xét nghiệm Dr.ViVi. Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Đánh tan nỗi lo viêm thanh quản với những lưu ý sau đây

Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm thanh quản tiến triển và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của HR247 sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đánh tan nỗi lo viêm thanh quản trong thời tiết lạnh giá.
viem phe quan
1. Viêm thanh quản mùa lạnh
Về mùa lạnh, đặc biệt vào những đợt rét đậm, rét đột ngột (gió mùa đông bắc về), căn bệnh này rất dễ xuất hiện. Người hay mắc là trẻ nhỏ, người già (do cơ thể kém thích ứng) và những người phải nói nhiều hoặc phải ở lâu ngoài trời do yêu cầu nghề nghiệp.
Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi – xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm không tiếp tục lan xuống dưới, gây viêm khí phế quản.
Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc mất tiếng đột ngột sau khi nhiễm lạnh.
2. Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm thanh quản
Khi đã bị viêm thanh quản cấp, để bệnh chóng khỏi, trước tiên là hạn chế nói và tiếp đến là cần đi khám bệnh ngay để tránh bệnh nặng thêm. Trong khi chưa thể đi khám bệnh được, cần làm nóng vùng cổ bằng cách quàng khăn ấm, tránh cổ bị lạnh (không uống nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh). Nếu có thể xông họng bằng một số tinh dầu như dầu gió, dầu cao sao vàng… và dùng thuốc nhỏ mũi thông thường (otrivin, naphazolin,…), sau đó đi khám bệnh để được điều trị đúng. Người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị, nếu làm như vậy, bệnh không những không khỏi mà có thể nặng thêm, đặc biệt không tự mua kháng sinh để điều trị, bởi vì, dùng kháng sinh không đúng sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, về sau khi mắc bệnh nhiễm trùng rất khó điều trị, hơn nữa vi khuẩn kháng thuốc đó còn lan ra cộng đồng làm ảnh hưởng đến rất nhiều người.
Về phòng bệnh, để không mắc bệnh viêm thanh quản cấp, mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, giữ ấm cổ. Hàng ngày nên tắm rửa bằng nước ấm và tắm trong phòng kín gió nhất là trẻ em và người có tuổi. Phòng ngủ cần đủ ấm và tránh gió lùa. Khi ra đường cần mặc ấm, cổ nên quàng khăn, tay, chân nên đi tất và nên đeo khẩu trang
Những người làm việc trong các môi trường độc hại cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động một cách nghiêm túc, nhất là đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn. Người làm nghề thuyết trình viên hoặc nghề nhà giáo nên tập thói quen nói vừa đủ cho học sinh, sinh viên, học viên đủ nghe và nên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy để giúp hạn chế nói (micro, máy chiếu,…)
Hàng ngày cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tốt hơn nữa là súc họng bằng nước muối nhạt (nước muối sinh lý) trước khi đánh răng. Cần hạn chế, tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào.
(Tổng hợp)
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và gây ra nhiều biến chứng. Các bác sĩ cảnh báo không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những triệu chứng lâm sàng của căn bệnh này.
soi-than.png
1. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Nguyên nhân hình thành sỏi gồm: rối loạn chuyển hóa gây tăng calci máu và calci niệu; thay đổi pH nước tiểu (bình thường pH: 5,6 – 6,3); dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc hẹp đường tiết niệu mắc phải gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi.
Đa số các trường hợp sỏi calci không rõ nguyên nhân, một số tăng canxi do chế độ ăn uống, bệnh lý như mất nước, nằm bất động lâu, tăng canxi niệu gây sỏi hoặc do cường tuyến cận giáp gây tăng canxi, hạ phospho.Sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 – 80%.
2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp
– Đau âm ỉ thắt lưng khi sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn. Đôi khi bệnh nhân.
– Không có triệu chứng được phát hiện sỏi thận khi khám sức khỏe định kỳ hay do tăng huyết áp.
– Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu kèm theo nôn và bụng chướng.
– Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.
– Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh nhân sốt cao 38o– 39oC, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi, nổi vân tím toàn thân và tụt huyết áp.
Để phòng bệnh và theo dõi sau điều trị sỏi thận, người bệnh cần có chế độ ăn uống nhiều nước trên 2 lít/ ngày, hạn chế thức ăn nhiều calci, oxalate như sữa, phomat, chè; điều trị nhiễm khuẩn Proteus, điều chỉnh pH nước tiểu kiềm (sỏi PAM)hạn chế protit động vật, điều trị bằng Allopurinol đối với sỏi axit uríc;
Theo dõi sau điều trị rất quan trọng cho dù bệnh nhân được điều trị theo phương pháp nào để kiểm soát được diễn biến bệnh sỏi thận. Bệnh nhân cần phối hợp đến khám định kỳ nhằm phát hiện sỏi thận tái phát hoặc các biến chứng, di chứng sau can thiệp để có kế hoạch điều trị tích cực và dự phòng sỏi thận tái phát.
Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?
Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Những chất độc "giấu mặt" trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Những thực phẩm quen thuộc dưới đây có thể chứa hàm lượng chất độc tương đối lớn, nếu tiêu thụ lâu dài có thể khiến cơ thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay bài viết của Dr.ViVi dưới đây để phòng tránh tối đa các thực phẩm này nhé!
chat doc trong thuc pham.jpg
1. Hàn the trong giò, chả
Nếu các sản phẩm dễ hỏng như giò sống, giò lụa, chả, mì sợi, thị, tôm, cá tươi thường được các chợ bày bán giữa trời nắng mà vẫn không hỏng, màu tươi lâu… thì rất có thể đã được bảo quản nhờ tẩm ướp hàn the. Khi hàm lượng vượt ngưỡng, hàn the gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể, thậm chí gây ngộ độc dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn.
2. Phoóc môn có trong bánh phở, nầm lợn
Các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát hiện nhiều thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng nhưng được bảo quản bằng chất này như bánh phở, nầm lợn, cá khoai… Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột…. Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.
3. Thuốc kích thích rau mọc nhanh
Đã có những khảo sát truyền thong cho thấy nếu sử dụng thuốc kích thích, ngọn su su có thể dài hàng chục cm chỉ sau một đêm. Hay loại thuốc điều hòa kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, giá đỗ, cây su su có hoạt chất chủ yếu thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins. Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.
4. Tinopal trong bánh ướt, hủ tiếu
Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy. Sản phẩm bún, bánh phở, bánh ướt, hủ tiếu, trên thị trường đã tìm được chất tinopal. Đây cũng là loại chất không có trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.
5. Bột săm pết
Đây là một loại phụ gia được khá nhiều người buôn bán sử dụng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới, có tính độc hại cao nhưng bù lại giá thành rẻ và được nhiều người sử dụng để tẩy thịt bẩn. Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao (blue baby), ung thư, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.
6. Thuốc trừ sâu Organophosphate
Theo báo Kiến Thức, đây là một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất trong nông nghiệp. Chúng có nhiều trong các loại rau quả và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ em. Ăn nhiều thực phẩm chứa thuốc trừ sau này, các trẻ em sẽ dễ bị đối mặt với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
7. Dioxin
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dioxin là hợp chất hóa học vô cùng độc hại. Khoảng 90% sự phơi nhiễm với dioxin ở người thông qua các loại thực phẩm như thịt, sữa, cá. WHO cảnh báo rằng, dioxin rất độc hại và ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển, nội tiết, hệ miễn dịch và ung thư.
8. Chất tạo màu caramel
Chất tạo màu caramel nhân tạo có trong các thực phẩm và đồ uống, sử dụng phổ biến nhất trong cola. Chất tạo màu caramel thường được tạo ra bằng cách đun nóng si-rô ngô với hợp chất ammoni, a-xít và kiềm. Hợp chất ammoni tham gia quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra 2 loại chất gây ung thư 2-methylimidazole và 4-methylimidazol.
9. Sulfit
Đây là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt của thực phẩm. Các sản phẩm được một số nhà sản xuất áp dụng tính chất này là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miến…
10. Formol
Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức la HCHO. Ở dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngửi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 – 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Khi con người khi bị tiếp nhiễm formol qua da, mắt cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bệnh ngoài da phát sinh như bệnh gảy ngứa (eczema).
11. Chất bảo quản BHA
Trong thực phẩm như xúc xíc, khoai tây chiên, các loại ngũ cốc… hiện có rất nhiều chất bảo quản BHA. Song thực tế, nếu không cẩn trọng, chất bảo quản này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết, sự phát triển và sinh sản, chức năng miễn dịch và thần kinh.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102