Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Cảnh giác cao độ với cúm A trong thời tiết giao mùa

Giao mùa là thời điểm thuận lợi để virus cúm A/H1N1 phát triển. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Vậy biểu hiện của bệnh như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh với loại virus này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
ThinkstockPhotos-522711601.jpg
1. Virus cúm A/H1N1 là gì?
Bệnh Cúm A(H1N1) chủng đại dịch 2009 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay. Bệnh gây ra bởi vi rút cúm A (H1N1), một loại vi rút cúm được phát hiện vào năm 2009 và còn được gọi là cúm lợn vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn . Cúm A(H1N1) bùng phát mạnh vào năm 2009 và có tốc độ lây lan rất nhanh.
Người nhiễm cúm A/H1N1 có thể bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng, một số trường hợp tử vong. Nhưng tỷ lệ tử vong thấp (1 – 4%).
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi trong các tháng đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A(H1N1) trên phạm vi toàn quốc.
2. Biểu hiện khi nhiễm cúm A/H1N1
Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A(H1N1) người bệnh thường có các triệu chứng sau:
  • Sốt, thường trên 38 độ C, và ớn lạnh
  • Đau viêm họng
  • Nhức đầu
  • Đau mình và nhức cơ
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Mệt mỏi và suy nhược
  • Tiêu chảy và ói mửa
3. Phòng chống Virus cúm A/H1N1
  • Giữ vệ sinh
Che miệng, mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc ống trên tay áo. Sau khi sử dụng xong, bỏ khăn giấy vào thùng rác.
Không khạc nhổ bừa bãi, hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt.
Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
Sử dụng khẩu trang y tế (loại sử dụng 01 lần)
Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
  • Rửa tay thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.
Tăng cường tuyên truyền và giám sát việc thực hiện vệ sinh tay chuẩn đặc biệt đối với nhân viên y tế (5 thời điểm và 6 bước)
  • Giữ khoảng cách
Đường lây bệnh của cúm A/H1N1 từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn vì vậy nên giữ khoảng cách an toàn khi nói chuyện từ 1 đến 2 mét.
  • Tiêm Vaccine ngừa cúm
Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm.
Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
=> Tốt hơn hết, khi có dấu hiệu nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Nếu gặp khó khăn trong việc đọc xét nghiệm sau khi thăm khám, bệnh nhân có thể tham khảo cài đặt ứng dụng Dr.ViVi – Ứng dụng đọc kết quả xét nghiệm chính xác và chính thống.
Dr.ViVi cho phép chúng ta hiểu rõ các chỉ số xét nghiệm bằng vài thao tác đơn giản trên điện thoại. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,… cùng nhiều chỉ số quan trọng khác.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét