Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Những điều cần lưu ý về vi khuẩn Whitmore

 Whitmore bị lãng quên nhiều năm nay, song không có nghĩa là chúng biến mất. Bệnh này âm thầm gây bệnh cho người bằng các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sự thật về căn bệnh này, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về loại vi khuẩn này. Cùng theo dõi nhé!

whitmore

1. Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei gây ra. Chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên. Con đường lây nhiễm chính của bệnh đó chính là thông qua việc tiếp xúc của vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn.

Động vật và con người bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Mặc dù rất hiếm trường hợp lây truyền từ người sang, người. Mèo, chó, ngựa, gia súc, lợn, cừu và dê là một trong những loại động vật có thể bị nhiễm vi khuẩn này.

Thời gian ủ bệnh, hoặc thời gian giữa tiếp xúc với vi khuẩn và sự xuất hiện của các triệu chứng, thường là từ 1 – 21 ngày. Có bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể tồn tại mà không gây ra triệu chứng nào.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh có thể tiến triển rất nhanh với đặc điểm là kháng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn. Nếu không được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm khuẩn hoặc suy nội tạng,..

2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

Đây là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Do đó, không nên chủ quan coi thường bệnh. Khi có những triệu chứng bất thường với cơ thể thì nên thăm khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm.

Trẻ nhiễm bệnh này thường bị nhầm lẫn với bệnh quai bị. Một số trường hợp khác thì sẽ có các triệu chứng như vết thương sưng mủ đặc biệt ở cổ, mặt, hoặc áp xe ở nách,…

Người lớn đa số bị mắc bệnh thường có biểu hiện viêm phổi đi kèm các vết sưng mủ trên da hoặc viêm nhiễm bàng quang, viêm màng não, viêm khớp. Đặc biệt nhóm đối tượng có bệnh nền sẵn như bệnh tiểu đường, bệnh mạn tính phổi, thận có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

3. Bệnh Whitmore bùng phát thời điểm nào?

Whitmore không phải bệnh theo mùa và không bùng phát thành dịch. Các ca mắc Whitmore ghi nhận rải rác trong năm. Một số người có cơ địa đặc biệt ví dụ trẻ em, người già, những người có bệnh nền mạn tính như đái tháo đường, dùng hóa chất điều trị ung thư gây suy giảm miễn dịch hay dùng corticoid kéo dài, dễ mắc Whitmore và bệnh nặng hơn.

Trong 3-4 năm trở lại đây, số ca bệnh có xu hướng tăng từ tháng 7 tới cuối năm, trùng với mùa mưa. « Chưa có nghiên cứu vì sao các ca bệnh gia tăng trong thời điểm này, có thể do mưa, ngập, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi khiến người lao động, trẻ em dễ tiếp xúc nước ô nhiễm chưa vi khuẩn.

Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đất, bùn, nước bị ô nhiễm và lây vào cơ thể qua tiếp xúc với vết thương hở. Chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người và lây từ động vật sang người.

Whitmore có tỉ lệ lây nhiễm không triệu chứng khá cao, vi khuẩn vào cơ thể một thời gian sẽ bị hệ miễn dịch đào thải. Biểu hiện bệnh đa dạng từ sốt tới khu trú viêm trên da, viêm tuyến nước bọt mang tai hoặc chỉ nhiễm trùng đơn giản trên da hoặc có thể nặng như gây sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, áp xe phổi, có thể gây tử vong.

4. Chữa và phòng bệnh Whitmore như thế nào?

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, song đã có kháng sinh điều trị đặc hiệu, có thể chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường như sốt, tổn thương, viêm da lâu ngày không khỏi…, bệnh nhân nên đi khám tại cơ sở y tế. Bệnh không có triệu chứng đặc trưng, thậm chí dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, bác sĩ phải khám cẩn thận, thăm hỏi và có những xét nghiệm vi sinh đặc thù.

Để phòng bệnh, người dân cần chú ý vệ sinh và mặc đồ bảo hộ an toàn lao động như đi ủng, đeo găng tay, che chắn vết thương trước khi làm việc. Trong trường hợp tiếp xúc với vết thương hở, người dân cần sát khuẩn, sơ cứu vị trí vết thương đúng quy trình để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

WHO: Điều trị Covid-19 bằng huyết tương không thực sự hiệu quả

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng sử dụng huyết tương người khỏi để chữa bệnh nhân Covid-19 kém hiệu quả, dù phương pháp này được Mỹ phê duyệt khẩn cấp.

Hôm 24/8, Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, cho biết chỉ một số thử nghiệm lâm sàng về huyết tương cho ra kết quả giá trị. Các bằng chứng còn lại đến nay chưa đủ tính thuyết phục.

huyet-tuong-dieu-tri-covid

Theo bà Swaminathan, các thử nghiệm có kết quả tích cực chỉ được thực hiện trên quy mô nhỏ, dữ liệu không thể sử dụng để kết luận toàn diện.

"Hiện tại, các bằng chứng có tính xác thực thấp. Chúng tôi khuyến nghị dùng huyết tương như một biện pháp thử nghiệm, bởi nó cần được đánh giá thêm trong các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên", bà phát biểu.

Kết quả của hình thức điều trị này cũng có sự mâu thuẫn. Một phân tích tại Trung Quốc cho thấy huyết tương từ người khỏi Covid-19 không giúp những bệnh nhân khác tiến triển tích cực. Nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nó làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

Thách thức khác là đánh giá sự cách biệt về chất lượng của huyết tương, bởi chúng được lấy từ nhiều người. Sản phẩm này ít được tiêu chuẩn hoá hơn kháng thể đơn dòng điều chế trong phòng thí nghiệm.

Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, đề cập thêm về các rủi ro tiềm tàng, bên cạnh hiệu quả của phương pháp.

"Vẫn có một số tác dụng phụ, từ sốt nhẹ đến tổn thương phổi nặng, quá tải hệ tuần hoàn. Vì vậy, kết quả thử nghiệm lâm sàng là vô cùng quan trọng", ông nói.

Khái niệm huyết tương dưỡng bệnh đã tồn tại từ lâu, thường sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm. Nó nổi lên như một hiện tượng trong đại dịch, khi y bác sĩ ráo riết chạy đua với thời gian, cứu sống nhiều người mắc Covid-19 nhất có thể. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 23/8 đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp phương pháp này.

Kỹ thuật cơ bản là thu thập huyết tương giàu kháng thể từ người đã khỏi Covid-19, truyền chúng cho các bệnh nhân có triệu chứng từ nặng đến nghiêm trọng, với hy vọng giúp họ hồi phục nhanh chóng hơn.

Điều trị Covid-19 hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Tùy tình trạng bệnh lý mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus, chống viêm, chống suy tạng, đông máu, ức chế bão cytokine. Liệu pháp truyền huyết tương từ người khỏi bệnh được cân nhắc là một cách thức điều trị. Giải pháp lâu dài mà thế giới đang trông chờ là vaccine Covid-19.

Tại Việt Nam, các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu liệu pháp sử dụng huyết tương cho bệnh nhân Covid-19 từ hồi tháng 4. Ngày 3/8, đề án nghiên cứu sử dụng huyết tương được Bộ Y tế phê duyệt, bắt đầu tuyển chọn người hiến.

(Tổng hợp)

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Triệu chứng và cách chữa trị ngộ độc thực phẩm

 Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm và những cách chữa trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

ngo-doc-thuc-pham

1. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

– Nếu nguyên nhân do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố vi khuẩn tiết ra): Người bệnh thường chỉ biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (như đau bụng, nôn, tiêu chảy), có thể kèm theo các biểu hiện của mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi).

– Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như hệ thần kinh (đau đầu, chóng mặt), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch).

– Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố: ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,…

2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bạn.

Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.

Trong trường hợp bạn nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, bạn sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.

Nếu bạn không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, bác sĩ có thể sẽ cho bạn uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D®) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®).

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Phòng ngừa bệnh đau xương khớp cho dân văn phòng

 Lâu nay, nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng. Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau xương khớp cho đối tượng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

dau-xuong-khop-van-phong

1. Thủ phạm gây bệnh xương khớp của dân văn phòng

Những người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do phần lớn thời gian trong ngày chỉ ở trong phòng kín, không ra ngoài trời. Mặt khác, nếu không cải thiện chế độ ăn uống dễ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ xương khớp.

Việc ít vận động hoặc vận động quá mức đều khiến khớp bị thoái hóa, bệnh xương khớp của dân văn phòng chủ yếu đau vai gáy, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay… Thông thường độ tuổi trung bình bị thoái hóa khớp là 45 – 50 tuổi nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này. Bệnh lý cơ xương khớp có những triệu chứng diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn nên mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối tượng trẻ. Nhưng chính sự chủ quan này đã khiến không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.

2. Đau xương khớp và hội chứng ống cổ tay

Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền, khi sử dụng chuột máy tính, cổ tay tì vào cạnh bàn, chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay là nguy cơ gây ra hội chứng ống cổ tay. Hơn nữa, có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai và cổ) là người làm văn phòng. Thủ phạm chính được xác nhận đó là chiếc ghế làm việc không đúng quy cách. Thiết kế của chiếc ghế sẽ dẫn đến tư thế ngồi sai, làm tăng trọng lượng chịu đựng lên cột sống và cơ bắp. Về lâu dài sẽ dẫn đến trẹo khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống. Một biểu hiện rõ rệt nhất với những người ngồi lâu một chỗ là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp. Đau cổ – đau lưng cũng  là một trong những bệnh nghề nghiệp rất thường gặp ở nhân viên văn phòng, làm đau lưng, mỏi lưng, đau cổ, đau đầu hoặc cảm giác căng sau gáy. Nếu ngồi lâu mà không đứng dậy đi lại, vận động có nguy cơ thoái hóa cột sống khi có tuổi. Ngoài ra, cùng với việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình loãng xương kèm theo một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống và thoái hóa đốt sống cổ.

3. Thoái hóa xương khớp

Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Việc ngồi ở tư thế gò bó cả ngày ở văn phòng, sử dụng máy tính thường xuyên về lâu dài khiến cơ bắp bị co cứng do phải làm việc vất vả để giữ tư thế cho cơ thể, tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng cổ hay thắt lưng, khiến các đốt sống mọc gai, các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh.

Để khắc phục, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi.

4. Cần làm gì để giảm bệnh xương khớp?

Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.

Luôn có ý thức luyện tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục để góp phần giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những khó chịu của bệnh xương khớp. Ngày nghỉ, bạn nên xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6-8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D tốt nhất.

Nhiều người cố tập luyện nhiều hơn sau khi cơ thể xuất hiện những cơn đau, vì cho rằng việc tập luyện sẽ lấy lại sức mạnh cho xương khớp. Tuy nhiên, khi cơ thể đau mỏi, điều tốt nhất là nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi. Sau thời gian phục hồi, bạn nên tập luyện thể thao lại với cường độ tăng dần để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.

Tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng. Khi đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất, hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương. Ngoài ra, nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. Bạn cũng nên tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp.

Khi cảm thấy bệnh xương khớp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thường xuyên, hãy đến bác sĩ thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Viêm gan B lây qua đường nào?

 Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ là cách bạn phòng tránh tốt nhất. Cùng tìm hiểu về cách viêm gan B lây lan và những phương pháp phòng chống viêm gan B tốt nhất qua bài viết dưới đây.

viem-gan-B

1 .Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Ở Việt Nam hiện nay số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu bệnh xảy ra ở người lớn vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn nhiễm virus nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

2.Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B lây qua 3 đường chính, bao gồm:

– Máu

Một người có thể bị nhiễm viêm gan B qua đường máu khi: dùng chung kim tiêm; tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh qua vết thương hở; Tiếp nhận máu bị nhiễm HBV; Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa; Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lý đúng quy cách.

– Quan hệ tình dục

Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi “cư ngụ” của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/ gái mại dâm…

– Từ mẹ sang con

Trường hợp viêm gan B truyền từ người mẹ sang con thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh (bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau khi sinh) cho đến những tháng đầu kể từ lúc trẻ chào đời. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào: Số lượng virus có trong cơ thể mẹ (tính theo ADN) trong ba tháng cuối thai kỳ và nồng độ HBeAg (đoạn kháng nguyên vỏ capsid của HBV) trong người mẹ bầu với thời gian mang thai.

Vậy người mẹ bị viêm gan B có cho con bú được không? Thực tế, HBV có khả năng xuất hiện trong tuyến sữa mẹ với hàm lượng rất ít. Do đó, trẻ chỉ có thể nhiễm virus từ mẹ qua đường bú nếu đầu vú của mẹ có vết thương hở miệng và chảy máu. Vì thế, nếu xác định bản thân bị bệnh, người mẹ không nên cho con bú nếu xuất hiện vết thương hở ở đầu vú.

3. Cách phòng tránh viêm gan B hiệu quả

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể. Tổ chức WHO khuyến cáo cần tiêm vacxin phòng viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần.

Viêm gan B có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng nhiều đường. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế tốt nhất bạn nên tiêm viêm gan B nếu nhận được khuyến nghị của bác sĩ. Đừng quên đồng hành cùng HR247  – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ online dành cho cả gia đình!

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
HR247 là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Hiện tượng "siêu lây nhiễm" virus nCov gây nguy hiểm cho cộng đồng

Tính đến thời điểm này, Covid-19 đã lây lan tới hơn 20 triệu người tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây được coi là tốc độ truyền nhiễm lớn đối với một loại virus có cấu tạo khoảng 120nm.

Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, nCoV bắn từ mũi và miệng, phát tán với tốc độ cực nhanh chóng trong môi trường, qua các bề mặt, len lỏi và những không gian kín khí và tồn tại đến hàng giờ liền. Ở mức độ nguy hiểm nhất, mầm bệnh lây lan từ một bệnh nhân sang hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác. nCoV sinh sôi nảy nở qua các đám đông, được gọi là hiện tượng "siêu lây nhiễm".

sars-cov-2

Nhiều người nhiễm nCoV hầu như không truyền bệnh cho bất cứ ai. Trong khi đó, một số trường hợp phát tán virus cực kỳ rộng rãi và nhanh chóng. Tiến sĩ Joshua Schiffer, chuyên gia mô hình dịch tễ các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, cho biết: "Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân lây nhiễm cho rất nhiều người. Ước tính khác nhau giữa các cụm dịch, nhưng luôn có điểm đặc trưng đáng chú ý: Từ 10-20% ca mắc có thể lây ra khoảng 80% ca khác. Các bệnh đường hô hấp khác, như cúm, có mức độ truyền nhiễm đồng đều hơn nhiều".

Tìm ra căn nguyên của cụm "siêu lây nhiễm" có thể là chìa khoá để ngăn chặn hiện tượng này, đẩy nhanh quá trình diệt trừ đại dịch. Hay theo tiến sĩ Ayesha Mahmud, chuyên gia nghiên cứu diễn tiến bệnh truyền nhiễm, Đại học California, Berkeley: "Đó là câu hỏi triệu đô la".

Trong một báo cáo đăng tải trên trang web khoa học medRxiv, tiến sĩ Schiffer và các đồng nghiệp chỉ ra rằng tình trạng "siêu lây nhiễm" thường xảy ra tại "nút giao" của hai yếu tố: địa điểm và thời gian ủ bệnh. Tức là nguồn lây đã mắc Covid-19 đủ lâu để tích tụ nồng độ lớn virus trong cơ thể, cùng lúc đi lại tại môi trường có nhiều người xung quanh.

Theo mô hình dịch tễ do nhóm của Schiffer xây dựng, khoảng thời gian bệnh nhân truyền virus với mức độ cao nhất có thể cực kỳ ngắn, một đến hai tuần kể từ khi nhiễm nCoV. Ngoài mốc này, mầm bệnh vẫn có thể lây lan. Vì vậy, người dân cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.

Nhiễm trùng kéo dài càng lâu thì khả năng lây nhiễm càng thấp. Theo tiến sĩ Mahmud, đây là điểm cần lưu ý đối với những người đang phải tự cách ly hoặc nhà chức trách khi quyết định nới phong tỏa, bổ sung nguồn lực cho khu vực cần thiết nhất.

Tuy nhiên, việc cách ly người có khả năng lây nhiễm cao tại thời điểm virus phát tán mạnh lại là câu chuyện khác. Một số bệnh nhân bắt đầu cảm thấy không khỏe chỉ vài ngày sau khi mắc Covid-19, số khác mất vài tuần, nhiều người có triệu chứng dai dẳng không bao giờ dứt. Độ dài của thời kỳ ủ bệnh có thể cách biệt đến mức, một số bệnh nhân biểu hiện lâm sàng sớm hơn cả người lây virus cho họ. Điều này hiếm khi xảy ra với cúm – mầm bệnh khởi phát ổn định chỉ vài ngày sau khi nhiễm.

Nếu nồng độ nCoV trong cơ thể đạt đỉnh trước khi các triệu chứng xuất hiện, việc cách ly và truy vết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc cần làm là xét nghiệm thường xuyên và chủ động. Tình trạng mắc bệnh không biểu hiện xảy ra rất thường xuyên, làm sai lệch khả năng nhận biết nguồn lây nhiễm, đồng thời khiến người dân dễ dàng quên đi dịch bệnh dù nó còn hiện hữu.

Shweta Bansal, chuyên gia sinh thái bệnh truyền nhiễm, Đại học Georgetown, nhận định: "Rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Bạn không chỉ nhiễm virus, còn không biết rằng mình đã mắc bệnh bởi cảm thấy hoàn toàn bình thường". Người mang virus thoải mái đi tới nơi công cộng, cuối cùng vô tình trở thành nguồn siêu lây nhiễm, khiến mầm bệnh bùng phát qua một quần thể mới.

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nCoV có thể truyền trực tiếp qua không khí, ở những môi trường đông đúc, thông gió kém và có nhiều người. Virus cũng di chuyển theo những giọt lớn, nặng hơn, song nhanh chóng rơi xuống đất sau khi được đẩy khỏi đường thở, không có phạm vi tiếp xúc rộng và thời gian tồn tại lâu như các hạt li ti.

Kể từ khi Covid-19 khởi phát, nhiều chuyên gia đã so sánh căn bệnh với cúm, bởi cả hai có chung đặc điểm tấn công đường hô hấp. Sau 8 tháng, họ chỉ ra những điều khác biệt đáng kể. Ở nhiều khía cạnh, nCoV được cho là nguy hiểm hơn.

(Theo NY Times)

Giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe?

Con người đang phải đối mặt với một thực trạng suy giảm sức khỏe thời hiện đại khá nghiêm trọng. Vậy giải pháp nào cho việc chăm sóc và quản lý sức khỏe một cách hiệu quả và khoa học?

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nCoV tấn công

 Người bệnh tiểu đường thường hệ miễn dịch kém khỏe mạnh, dễ dàng bị nCoV tấn công và thúc đẩy bệnh nhanh chóng trở nặng.

Trong 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong liên quan Đà Nẵng, đến 6 người mang bệnh nền đái tháo đường, còn gọi là tiểu đường mạn tính. Rất nhiều bệnh nhân khác đang điều trị nCoV cũng mắc bệnh này.

tieu-duong

Mới đây, Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) đưa ra khuyến cáo về nguy cơ và hướng dẫn phòng tránh nCoV cho bệnh nhân tiểu đường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo người cao tuổi và mang sẵn các bệnh nền có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn, dễ chuyển biến bệnh nặng hơn. Người mắc bệnh tiểu đường, với hệ miễn dịch thiếu khỏe mạnh, dễ trở thành nạn nhân của Covid-19.

IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường nên lưu giữ số điện thoại của nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế. Đồng thời, nên tự chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, trang thiết bị cần thiết để theo dõi đường huyết tại nhà.

Bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện đầy đủ những quy tắc để duy trì lượng đường trong máu ổn định:

– Không được ngừng tiêm insulin và uống thuốc điều trị đái tháo đường như thường lệ.

– Uống nước đầy đủ, 120-80 ml mỗi 30 phút để đề phòng mất nước. Duy trì chế độ ăn uống bình thường trước đó. Nếu cân nặng giảm trong khi vẫn ăn uống bình thường, đây có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.

– Theo dõi sức khỏe và đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng, tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Tổ chức IDF khuyên bệnh nhân đái tháo đường type 1 nên đo đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl. Bệnh nhân đái tháo đường type 2, đo đường huyết hai lần mỗi ngày, duy trì mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl.

– Nếu có bất cứ triệu chứng nào, bao gồm khát nước, uống nhiều hay khô miệng, sụt cân, đi tiểu nhiều, mệt mỏi… phải kiểm tra ngay.

Bệnh nhân đái tháo đường, khi có các triệu chứng sốt, ho, mỏi mệt, tức ngực, khó thở, và có yếu tố dịch tễ, nên gọi cho các cơ sở y tế để được hướng dẫn. Nếu được yêu cầu đến bệnh viện, người bệnh bắt buộc di chuyển bằng phương tiện riêng, phải đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, các thói quen phòng tránh dịch bệnh phải được duy trì, như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, che miệng khi ho, hắt hơi…

(Tổng hợp)

Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?

Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.

[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

Những bí quyết cải thiện hệ thống miễn dịch

Cải thiện hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng. Điều này có thể giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra diễn biến ngày càng phức tạp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

mien-dich

1. Thực hiện lối sống lành mạnh

Để duy trì lối sống lành mạnh, cần tránh xa và loại bỏ thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như ngủ không đủ giấc, thức khuya , ngủ ban ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Sắp xếp khoa học giữa học tập và vui chơi sẽ giúp cho cơ thể xây dựng hệ thống miễn dịch tốt. Từ bỏ những thói quen khác gây hại bản thân và những người xung quanh như hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia, nghiện game, hoạt động quá sức khỏe…  Tập thể dục, sống tích cực, giảm căng thẳng, stress, cải thiện môi trường, sống hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các chất thải… cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

2. Duy trì chế độ ăn điều độ

Trước tiên là phải có một chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, nhất là ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Thức ăn phải đầy đủ các thành phần protid, glucid, lipid, các chất vi lượng, vitamin… Uống đủ nước hàng (khoảng 1,5 – 2 lít), ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn các sản phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối…

3. Tăng cường thể chất

– Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống. Hoạt động thể chất kích thích các chất khác nhau trong não có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng sức bền của bạn.

– Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân. Khi hoạt động thể chất, đốt cháy nhiều calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy. Bạn cũng có thể thấy bản thân và ngoại hình ổn hơn khi bạn tập thể dục thường xuyên, có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn.

– Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô và giúp hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả hơn. Và khi tình trạng tim và phổi được cải thiện, bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết công việc hàng ngày.

– Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm: hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, trầm cảm, rối loạn lo âu, viêm khớp… Tập thể dục cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

– Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. Chỉ không nên tập thể dục quá gần với giờ lên giường, nếu không bạn sẽ có quá nhiều năng lượng và trằn trọc khó ngủ. Tập thể dục và hoạt động thể chất thật thú vị vì là cơ hội để thư giãn, tận hưởng hoặc đơn giản là tham gia các hoạt động khiến bạn hạnh phúc. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với gia đình hoặc bạn bè trong một môi trường xã hội vui vẻ. Khi thể trạng và tâm trạng được cải thiện và luôn trong trạng thái tốt, sẽ đẩy lùi mọi bệnh tật.

4. Thực hiện các biện pháp y tế

– Thực hiện đầy đủ, tốt các khuyến cáo của ngành y tế.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.

– Tiêm chủng đầy đủ.

Trong quá trình thăm khám sức khoẻ tại các cơ sở y tế, đừng quên đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khoẻ Online miễn phí và trọn đời!

65438145_2787474727947039_8893883105346060288_n
Đây là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Nga dự kiến tiêm chủng đại trà vaccine Covid-19 trong tháng 10

Sau khi rút ngắn giai đoạn thử nghiệm, Nga dự kiến tiêm chủng đại trà vaccine cho công dân trong tháng 10 năm nay.
Quyết định được Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko thông báo hôm 1/8. Ông cho biết cơ sở nghiên cứu quốc gia tại Moskva đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine dựa trên công nghệ DNA. Các thủ tục cấp phép đang được tiến hành.
Nga là một trong số những quốc gia đang gấp rút nghiên cứu và phát triển vaccine. Đây vẫn được coi là phương pháp duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe, đã giết chết hơn 680.000 người trên thế giới.
Vì tốc độ thử nghiệm nhanh chóng, nhiều chuyên gia lo ngại về sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Họ nhận định Nga sử dụng vaccine như một công cụ tuyên truyền, ngay cả khi không có bằng chứng khoa học cho tuyên ngôn « kẻ dẫn đầu cuộc đua ».
Trong cuộc họp Quốc hội hôm 31/7, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cảnh báo: « Tôi hy vọng Trung Quốc và Nga đang thực sự thử nghiệm vaccine trước khi tiến hành tiêm chủng cho bất cứ ai ».
Nga bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba vào tháng 8, với sự tham gia của 800 người, theo Kirill Dmitriev, một quan chức cấp cao của Quỹ đầu tư Trực tiếp Quốc gia. Đây là khâu duy nhất để xác định xem vaccine có hiệu quả hay không. Từ khi dịch bệnh bùng phát, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật một danh sách tòa bộ thử nghiệm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dự án của Nga không nằm trong số đó.
Dù vậy, cơ quan quản lý nước này vẫn dự kiến phê duyệt vaccine trong tháng 8, sớm hơn nhiều so với mốc thời gian lý tưởng là cuối năm, được hầu hết các chuyên gia đề xuất.
« Chúng tôi tin rằng đây sẽ là loại vaccine đầu tiên được chấp thuận theo quy định », ông Dmitriev nói.
Vaccine của Nga phát triển bởi Viện Gamaleya, Moskva, sử dụng hai chủng virus đường hô hấp (adenovirus) gây cảm lạnh nhẹ ở người. Chúng được biến đổi gen để khiến các tế bào nhiễm bệnh tạo ra protein từ gai virus. Công nghệ này cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Viện Gamaleya đã thử nghiệm vaccine trên các binh sĩ. Dù Bộ Quốc phòng cho biết tất cả đều tình nguyện, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về vấn đề đạo đức y khoa.
Hiện toàn thế giới có hơn 100 loại vaccine đang trong quá trình phát triển. Trong đó, ít nhất 4 ứng viên được thử nghiệm trên người, ba loại của Trung Quốc và một loại khác từ Anh.
Vaccine Nga vẫn trong giai đoạn hai, dự kiến hoàn thành ngày 3/8, cùng lúc với giai đoạn ba, khi nhân viên y tế được tiêm chủng.
Đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 18 triệu ca nhiễm nCoV và 690.000 trường hợp tử vong. Nga là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, với 850.000 người dương tính, xếp sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]​Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102