Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

"Cơn sốt" mua Tamiflu của bệnh nhân là không cần thiết

Cảm cúm là bệnh lí thông thường và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nhiều người mắc cúm chưa hiểu về tác dụng của thuốc Tamiflu 75mg đã tự mua về sử dụng, khiến loại thuốc này trở nên khan hiếm và giá cả bị  "đội" lên rất cao. Tuy nhiên trong thực tế, "cơn sốt" mua Tamiflu của nhiều bệnh nhân là không cần thiết.
1_219498.jpg
Người bệnh “cắn răng” mua thuốc giá đắt
Hầu hết các hiệu thuốc trên đường Cầu Giấy, Đê La Thành, Trung Kính… đều không có thuốc Tamiflu để bán. Khách hàng muốn mua phải đặt tiền trước, để chủ hiệu thuốc đặt hàng, kèm theo đó là lời cảnh báo “thuốc rất đắt”, “không có để mua” của nhân viên bán thuốc.
Giá Tamiflu bán ở đây có 1,7 triệu đồng một vỉ 10 viên, tương đương 170.000 đồng mỗi viên. Có những nơi bán từ 200.000 đồng – 320.000 đồng mỗi viên, nghĩa là đắt gấp 4-5 lần so với bình thường.
Trước đó, việc thiếu thuốc trị cúm Tamiflu 75mg đã xảy ra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã không còn thuốc Tamiflu 75mg để điều trị cho bệnh nhân do công ty không tiếp tục ký hợp đồng và cung ứng thuốc cho bệnh viện. Trong khi đó, công ty cung cấp thuốc cho Bệnh viện Nhi Trung ương đã hết hàng, không đủ khả năng cung ứng thuốc Tamiflu 75mg. Thuốc trị cúm, đặc biệt là thuốc Tamiflu 75mg đã rất khan hiếm, nhiều bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân phải săn lùng tìm mua thuốc Tamiflu 75mg trôi nổi này với giá cao gấp 4-5 lần, thậm chí bị “thổi” giá gấp cả chục lần so với giá niêm yết của Bộ Y tế.
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết ngày 19.12 đã có công văn gửi các đơn vị liên quan chủ động đảm bảo đủ nhu cầu thuốc trị bệnh và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá thuốc.
“Cục Quản lý Dược đã nhận được thông tin về nguy cơ thiếu thuốc trị cúm (thuốc chứa hoạt chất oseltamivir) do thiếu nguồn cung ứng. Chúng tôi đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên hệ với các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc để chủ động, lập dự trù, thực hiện việc mua sắm, đảm bảo đủ thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh; đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá thuốc” – đại diện Cục Quản lý Dược cho hay.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thuốc chủ động liên hệ với các cơ sở cung cấp thuốc có chứa chất oseltamivir có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc ngay khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.
“Cơn sốt” mua Tamiflu của người bệnh là không cần thiết
PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) – cũng cho rằng: “Cơn sốt” mua Tamiflu như hiện nay của người bệnh là không cần thiết. Tamiflu chỉ là một loại thuốc hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu số 1 điều trị cúm. Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng sốt thì kết quả điều trị không khác gì với bệnh nhân không dùng thuốc.
Trước nguy cơ cúm mùa gia tăng trong thời điểm hiện tại, để bảo đảm công tác phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời theo đúng hướng dẫn, giảm thiểu tử vong và phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp triển khai và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các bộ, ngành chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc tiến hành rà soát kế hoạch phòng chống bệnh dịch cúm tại đơn vị; chuẩn bị tốt nhân lực, khu vực khám, cấp cứu, cách ly điều trị, trang thiết bị vật tư y tế, các phương tiện, thuốc Oseltamivir (Tamiflu), dịch truyền và các thuốc điều trị bệnh phối hợp khác để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị cho người bệnh.
Thực hiện điều trị người bệnh cúm theo đúng phác đồ điều trị bệnh cúm mùa trong tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31.12.2015. Đặc biệt việc sử dụng đúng thuốc kháng virusOseltamivir (Tamiflu) hoặc/và Zanamivir cho các trường hợp bệnh cúm A hoặc B (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
(Tổng hợp)
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Heath kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét