Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Những triệu chứng của bệnh Parkinson

 Bệnh Parkinson là một rối loạn hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Cùng tìm hiểu triệu chứng và những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson qua bài viết sau đây.

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động. Bệnh không phát triển ngay lập tức, đôi khi sự khởi đầu của bệnh này là một chấn động hầu như không đáng kể ở trong một tay. Người ta tin rằng tình trạng run có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý này. Các rối loạn bổ sung cũng thường gây ra độ cứng hay chậm của chuyển động.

2. Triệu chứng bệnh Parkinson

Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Run biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có đặc điểm thường khởi đầu ở một bên cơ thể, đều đặn, bốn – sáu chu kỳ/giây. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “vê thuốc lào hoặc đếm tiền”. Run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

Giảm động là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Các động tác khởi đầu chậm chạp. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt, lời nói.

Tăng trương lực cơ ngoại tháp gây ra hiện tượng “cứng kiểu ống chì”. Khi vận động thụ động, dấu hiệu cứng thường kèm dấu hiệu “bánh xe răng cưa”: khi làm động tác duỗi, cảm nhận hiện tượng duỗi xảy ra từng nấc chứ không liên tục.

Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay. Giai đoạn sau, đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép, chi dưới gấp ít hơn. Phản xạ điều chỉnh tư thế giảm nên bệnh nhân dễ bị ngã khi bị đẩy nhẹ từ trước ra sau.

Ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu “đông cứng”. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy, hoặc đi, người bệnh rất khó cử động. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như táo bón, rối loạn về giấc ngủ, giọng nói thều thào, rối loạn về nuốt, rối loạn trí nhớ và rối loạn chức năng tư duy, trầm cảm, lo sợ, đau, rối loạn cảm giác, tiểu không kìm được, rối loạn tình dục, da khô, chóng mặt khi đứng và bị té ngã.

3. Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson?

Hiện vẫn chưa  có bài kiểm tra nào để chuẩn đoán bệnh Parkinson. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ chuẩn đoán thông qua tiểu sử bệnh tình, báo cáo về các dấu hiệu và triệu chứng và cả các bài kiểm tra về thần kinh cũng như cơ thể của bạn nữa.

Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra như xét nghiệm máu để loại trừ các khả năng khác gây ra triệu chứng của bạn.

Các bài kiểm tra bằng hình ảnh như chụp MRI, siêu âm não, chụp SPECT và PET cũng có thể loại trừ khả năng bạn bị các bệnh khác. Tuy nhiên các kiểu kiểm tra này không có tác dụng lắm trong việc chuẩn đoán bệnh Parkinson.

Trong quá trình thăm khám và kiểm tra bệnh, hãy đồng hành cùng HR247 – Ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe online hàng đầu.

51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg

HR247 là ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.

Website: http://myhealth.com.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét