Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Thoát vị đĩa đệm là gì? Làm thế nào để chữa trị bệnh lý này?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và các cách điều trị thoát vị đĩa nệm. Cùng theo dõi nhé!
thoat-vi-dia-dem
1. Bệnh thoát vị đĩa nệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.
3. Cơ chế thoát vị đĩa đệm
Cột sống con người giữ vai trò như trụ cột để nâng đỡ cơ thể, giữa đốt sống là các đĩa đệm có tính đàn hồi. Nhờ hình dạng gần giống chữ S, cột sống giúp phân tán các lực tác động lên thân mình, giảm chấn động lên 2 chân trong tư thế đứng thẳng.
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động (lực ma sát khi di chuyển), từ đó bảo vệ cột sống. Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, gồm có: lớp vỏ bao xơ bên ngoài dày và chắc, phần nhân nhầy nằm ở trung tâm (như gel, thạch hoặc lòng trắng trứng).
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt, tạo nên những khe hở, nhân nhầy luôn tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành một khối gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng và cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
4. Có nên mổ thoát vị đĩa đệm?
Thực tế, khi bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ thì người bệnh nên lựa chọn những phương pháp điều trị bảo tồn như: Dùng thuốc, nghỉ ngơi, luyện tập… Tuy nhiên, nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng và những phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng hiệu quả thì người bệnh nên phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị ngoại khoa nên tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hạn chế rủi ro nhất là mổ vi phẫu và mổ nội soi.
Khi có triệu chứng của bệnh, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để tìm hiểu rõ diễn biến và tình trạng bệnh lý thoát vị đĩa đệm, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài về sau.
Sau quá trình thăm khám, bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên cho bản thân. Ứng dụng HR247 sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn lưu trữ hồ sơ sức khỏe, quản lý chúng dưới hình ảnh tài liệu, lưu trữ trọn đời và miễn phí.
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét