Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Những triệu chứng đau thần kinh tọa bạn cần biết

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó có một số nhóm bệnh xương khớp nguy hiểm. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ tránh được những hậu quả về lâu dài. Do đó trong bài viết này, HR247 sẽ chỉ ra những triệu chứng đau thần kinh tọa để bạn đọc cùng tìm hiểu.
dau than kinh toa.jpg
Triệu chứng 1: Đau tại dây thần kinh tọa
Đau là biểu hiện đặc trưng nhất của viêm dây thần kinh tọa và các tổn thương khác. Cụ thể, tại những vị trí khác nhau thì cơn đau thần kinh tọa cũng có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau:
  • Triệu chứng đau thần kinh tọa cơ bản nhất đó là cơn đau xuất phát từ lưng xuống đến mông, đùi, gót chân hoặc ngược lại.
  • Bị đau rễ thần kinh L5 sẽ thấy đau dọc từ eo đến ngón chân út.
  • Rễ S1 tổn thương sẽ đau dọc ra phía sau mông và phía bên ngoài của bàn chân.
  • Nếu bị đau thần kinh tọa trên thì sẽ có triệu chứng đau dây thần kinh tọa phía trên đầu gối.
  • Đau thần kinh tọa dưới có biểu hiện đau từ thắt lưng đến mặt sau cẳng chân.
  • Đau khi vận động mạnh và giảm dần khi nghỉ ngơi. Lúc này dây thần kinh tọa không phải chịu áp lực chèn ép nên cơn đau sẽ thuyên giảm tức thì.
  • Mỗi lần giậm chân mạnh xuống đất, cơn đau nhói xuất hiện từng đợt. Khi đi qua đoạn đường gồ ghề, ổ gà, cơn đau thần kinh tọa lại càng tăng lên.
Điểm khác biệt của triệu chứng thần kinh tọa khi tổn thương so với các bệnh lý xương khớp khác chính là cơn đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện ở một vị trí. Chỉ cần 1 vùng bị đau sẽ lan ngay sang các bộ phận lân cận.
Triệu chứng 2: Cơ cứng cột sống
Khi dây thần kinh tọa bị đau hoặc viêm, máu lưu thông không dễ dàng, tích tụ khiến người bệnh phải đối mặt với chứng cơ cứng cột sống:
  • Cơ cứng vùng lưng, chân đùi vào buổi sáng sau khi thức dậy. Phải mất đến 30 phút mới giãn ra.
  • Khi hắt hơi, ho thấy đau nhói, cứng ở vùng thắt lưng.
Triệu chứng 3: Hạn chế vận động
Bị đau thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của chi dưới. Căn cứ vào tầm vận động của động tác cúi, gập người để xác định tình trạng bệnh lý.
  • Cúi người: <90 độ , không cúi được và đau thắt lưng dữ dội. Tay không thể chạm đến gót chân.
  • Gập người: <90 độ, không thể cúi gập người về trước. Động tác khuân vác bằng lưng gặp khó khăn.
  • Nghiêng người sang trái hoặc phải: <45 độ, tay không thể chạm mặt đất. Phần đùi và mông chịu đau nhức dữ dội.
  • Khó đứng thẳng: Phần gót chân chỉ cần chạm nhẹ xuống đất là đã thấy những dấu hiệu đau dây thần kinh tọa khắp từ chân đến thắt lưng gần như ngay lập tức.
Triệu chứng 4: Thay đổi dáng đi
Đau thần kinh tọa có thể diễn ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên do tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép vào rễ thần kinh. Điều này khiến trọng lượng cơ thể tập trung vào bên còn lại khiến dáng đi biến đổi.
  • Dáng đi tập tễnh, bên cao, bên thấp
  • Nhão cơ 1 bên hông và chân bị xệ xuống
  • Vùng xương chậu lệch hẳn sang 1 bên
Triệu chứng này có thể dẫn đến cong vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý, teo cơ. Đây là biến chứng hết sức cẩn trọng của đau thần kinh tọa.
Triệu chứng 5: Tổn thương rễ thần kinh
Dây thần kinh tọa không chỉ có chức năng điều khiển sự vận động mà còn chi phối cảm giác. Khi  đau thần kinh tọa sẽ khiến hệ cơ lưng, đùi và chân của bệnh nhân có cảm giác kiến bò. Một số hiện tượng bị rối loạn:
  • Giảm nhiệt độ cơ thể
  • Khả năng tiết mồ hôi thuyên giảm
  • Rối loạn dinh dưỡng da
  • Mất cảm giác chi dưới, teo cơ chân
  • Mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện
Đau dây thần kinh tọa không phải chứng bệnh quá nguy hiểm, trường hợp đau nhẹ bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên nếu người bệnh phải đứng hoặc đi lại nhiều trong 1 ngày sẽ khiến cơn đau tái phát, mức độ đau sẽ ngày càng nặng hơn.
Với trường hợp đau thần kinh tọa nặng, chỉ cần chân giẫm mạnh xuống đất, ho hoặc hắt hơi cũng thấy đau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày… Khi không được chữa trị kịp thời, bệnh còn có thể gây rối loạn tiểu tiện, mất cảm giác, tê bì chân, teo chân và liệt hoàn toàn. Do đó, trong trường hợp này, người bệnh cần phải đến trực tiếp các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời, phòng tránh những hậu quả khôn lường do đau thần kinh tọa gây ra.
Bên cạnh việc thăm khám sức khỏe thường xuyên, người bệnh đừng quên sử dụng ứng dụng lưu trữ và quản lý sức khỏe HR247. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết. Đây chính là biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình và cả gia đình.

HR247 - ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét