Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Đôi bàn chân cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn!

Tình trạng bàn chân tiết lộ nhiều vấn đề về sức khỏe. Bàn chân sưng tấy có thể do bệnh tim mạch, suy thận, suy gan; chân có mùi hôi thường do bị nhiễm trùng hoặc nấm. Do vậy, bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu khác thường ở chân để nắm được tình trạng sức khỏe của cả cơ thể.
ban chan
1. Hình dạng
Khi đặt bàn chân trần trên mặt sàn phẳng, lòng bàn chân nên có cấu tạo vòm. Những trường hợp bàn chân bẹt (lòng bàn chân phẳng lì khi đặt trên sàn nhà) có thể gây ra do một số nguyên nhân như dị tật bẩm sinh, viêm khớp, thấp khớp hoặc vấn đề về thần kinh. Những trường hợp mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ phát triển dị tật bàn chân bẹt.
2. Bàn chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ
Nguyên nhân khiến bàn chân đỏ hoặc nổi mẩn đỏ là do phát ban khi bị dị ứng. Đôi khi chân nổi mẩn đỏ bởi chứng rối loạn tự miễn, còn gọi là bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Lupus là tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mạch máu và bộ phận khác của cơ thể. Người mắc bệnh này rất dễ bị mẩn đỏ tại bàn chân.
3. Bàn chân lạnh mạn tính
Có nhiều vấn đề sức khỏe khiến bàn chân bị lạnh, như tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường hoặc thiếu máu làm máu lưu thông kém. Nếu bạn bị lạnh chân thường xuyên, nên đi khám, xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân.
4. Ngón chân cái phát triển hơn mức bình thường
Khi ngón chân cái của chúng ta bỗng nhiên to ra, nóng, đỏ, sưng và đau thì rất có thể đó là biểu hiện của Gout. Gout là loại phổ biến nhất của viêm khớp ở nam giới.
Theo nghiên cứu có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi ở một đôi chân, sản xuất khoảng 1/2 lít mồ hôi mỗi ngày. Khi chạy, đôi chân của chúng ta chịu 3-4 lần trọng lượng cơ thể. Gout là một loại viêm khớp xảy ra khi quá nhiều acid uric hoặc bột urat, tích tụ trong các mô và dịch của cơ thể. Bệnh gút thường biểu hiện bằng ngón chân cái, đây là nơi mà các triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên. Những người thừa cân hoặc béo phì, và những người có tuần hoàn kém, dễ bị Gout hơn người bình thường. Chế độ ăn nhiều rượu thịt và một số loại thuốc chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ Gout vì vậy hạn chế ăn thức ăn nhiều thịt, có chế độ tập luyện hợp lý giúp hạn chế được nguy cơ trên.
5. Móng chân lõm
Móng chân lõm không những  làm mất thẩm mỹ mà nó còn là dấu hiệu của bệnh hệ thống liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng, và đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu có liên quan đến suy dinh dưỡng, chảy máu nội bộ, bệnh ác tính, bệnh loét dạ dày. Khi móng chân bị đổi màu do vết thương không lành sẽ liên quan đến một rối loạn hệ thống mà cần chăm sóc y tế. Móng chân hình thìa cũng có thể là một dấu hiệu của một rối loạn di truyền, các vấn đề tuần hoàn, các bệnh tự miễn dịch, và điều kiện cơ xương.
6. Chân thường xuyên bị chuột rút
Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.
7. Chân có mùi hôi
Hôi chân có thể là một dạng nhiễm trùng do một loại nấm gây ra. Cách tốt nhất để chữa bệnh này là lau khô ngón chân và các kẽ chân sau khi tắm, để chân trần để khô hoàn toàn. Dùng tất (vớ) làm từ vải sợi tự nhiên và thay tất mỗi ngày cũng giúp khắc phục tình trạng này.
Một nguyên nhân khác gây mùi hôi chân có thể do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ để khám.
Đâu là giải pháp nhận diện chỉ số xét nghiệm hiệu quả?
Sau mỗi lần khám sức khỏe, chúng ta thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ về chỉ số nào đó trên giấy xét nghiệm, từ đó chưa có phương án điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý. Nhận thấy thực trạng đó, ứng dụng Dr.ViVi đã được ra đời để hỗ trợ người dùng hiểu được các kết quả xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu bằng cách chụp lại giấy kết quả xét nghiệm bằng điện thoại.
[​IMG]
Ứng dụng Dr.ViVi do đội ngũ phát triển của Công ty TNHH MTV My Health kết hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA thuộc Đại học Bác Khoa và Viện phát triển y dược Công Nghệ Cao hoàn thành.
Đáng chú ý, kỹ thuật nhận dạng ký tự quang học (ORC) đều do chính đội ngũ phát minh của Viện Nghiên cứu Quốc tế MICA tự nghiên cứu và phát triển. Trong tương lai, Viện nghiên cứu này kỳ vọng ứng dụng được nhận dạng chữ viết tay (ICR). Đây đều là những kỹ thuật hàng đầu thế giới.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét