Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Những lưu ý khi xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm máu chính là biện pháp hữu hiệu nhất  giúp phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn hoặc được sử dụng để chuẩn đoán xác nhận nhiều chứng bệnh khác nhau. Để tiến hành xét nghiệm máu tổng quát bạn chỉ cần đến các cơ sở y tế để lấy máu hoặc sử dụng các dụng cụ lấy máu tại nhà để mang đi xét nghiệm. Vậy có những lưu ý gì khi xét nghiệm máu tổng quát? Hãy cùng HR247 tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.
20190419_070936_755919_chi-so-xet-nghiem-mau.max-800x800.jpg
1. Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì?
Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm:
  • Xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu): giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào; có bị thiếu máu hay không; lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; chức năng đông máu hoạt động như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
  • Xét nghiệm đường huyết (glucose): kiểm tra lượng đường trong máu có vượt mức quy định không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không? Nếu lượng đường trong máu lúc đói đo được cao hơn 100 miligam/decilit (mg/dl) có nghĩa là bạn đa bị tiểu đường.
  • Xét nghiệm men gan: xác định chức năng gan
  • Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol và triglyceride): xác định bạn có bị mỡ máu không, có bị các vấn đề về tim mạch không?
2. Bao lâu cần xét nghiệm máu?
Khoảng cách giữa các lần xét nghiệm máu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính và lối sống.
Xét nghiệm máu là để chẩn đoán xem một người có triệu chứng của một bệnh nào đó có bị bệnh này hay không. Còn xét nghiệm tầm soát là khi một người không hề có triệu chứng gì; họ được làm xét nghiệm để mong phát hiện sớm một bệnh nào đó.
Đối với người lớn khoẻ mạnh, khuyến cáo nên khám định kỳ mỗi năm, theo dõi cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp mỗi năm. Có thể làm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sinh hoá máu cơ bản, các thói quen về sức khoẻ như uống rượu, hút thuốc, vận động…
Một số tình trạng phát hiện được trước đó như bệnh sỏi thận, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… có thể cần thời gian xét nghiệm gần hơn. Tốt nhất bạn nên tới một cơ sở có quy trình khám sức khoẻ tổng quát rõ ràng, để bác sĩ đánh giá và kê những xét nghiệm cần thiết phải theo dõi và tư vấn cụ thể.
3. Những lưu ý khi xét nghiệm máu
  • Nhịn ăn ít nhất 8h trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm tốt nhất. Do đó nên lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng sớm để tránh việc mệt mỏi vì không được ăn trong thời gian quá lâu.
  • Không được uống sữa, cà phê, rượu, bia… ít nhất 12h trước khi làm xét nghiệm máu, tránh xa các chất kích thích.
  • Có thể nhịn ăn, nhưng hãy uống đủ nước để tránh việc cơ thể có thể bị đói quá. Sau khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống, hoạt động bình thường…
Bên cạnh đó, bạn cần trang bị thêm HR247 – ứng dụng lưu trữ hồ sơ sức khỏe online để tiện theo dõi và lưu trữ các thông tin về bệnh sử, các lần tái khám, tình trạng sức khỏe hiện tại….
51892098_2591559190871333_6516350022445957120_n.jpg
Hãy sử dụng biện pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe cho chính mình bằng HR247 – ứng dụng hỗ trợ người dùng lưu trữ các thông tin sức khỏe toàn diện và trọn đời dưới định dạng hình ảnh tài liệu. Bạn có thể dễ dàng truy cập để sử dụng HR247 ở bất kỳ vị trí và thời điểm nào. Điều này giúp tăng khả năng lưu trữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, các dữ liệu được lưu trữ sẽ luôn sẵn có và dễ dàng tiếp cận, chia sẻ khi cần thiết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét