Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Bệnh xoang và những điều bạn chưa biết

Mùa đông đến cũng là lúc các bệnh về hô hấp tăng lên, trong số đó có bệnh xoang. Đây là căn bệnh gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài, sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng. Hãy cùng My Health tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này qua bài viết sau đây!
xoang.jpg
1. Nguyên nhân gây bệnh xoang là gì?
– Do môi trường xấu : Khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang…
– Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xonag bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
– Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
– Vệ sinh kém : Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
– Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
2. Căn bệnh này nguy hiểm tới mức nào?
Viêm xoang có thể đem lại nhiều biến chứng khác nhau, ví dụ như ảnh hưởng tới đường hô hấp, gây biến chứng ở mắt, tai, xương hay u lànhthanh quản…
– Ảnh hưởng đường hô hấp
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, vì vậy khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Hiện tượng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên hoặc cả hai bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng, không khí không qua mũi nên không được làm ấm, làm sạch.
Mặt khác, do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) dẫn tới khịt mũi, hít mủ mũi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng.
– Gây biến chứng ở tai
Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc…
– Gây biến chứng ở mắt
Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt…
Khi dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tình của xoang vẫn tiếp diễn và dẫn đến các biến chứng khác như áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, viêm túi lệ gây sốt và đau nhức nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, mắt sưng húp, lồi và không di động được.
– Đau nhức xương
Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lan dần ra xương thái dương và xương đỉnh. Biểu hiện bệnh là: gây đau nhức trán tại một điểm nào đó, vừng xương trán bị sưng tấy và tạo thành áp-xe mũi.
3. Khi bị xoang nên làm thế nào?
Tốt nhất khi người bệnh phát hiện mình có những triệu chứng của viêm xoang thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng My Health – ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân để theo dõi bệnh sử của mình và giúp các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe sau mỗi lần tái khám và điều trị. Ứng dụng cho phép người dùng quản lý và lưu trữ toàn bộ các thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân kể từ khi sinh ra, bao gồm cả thông tin chủng ngừa, nhóm máu, tiền sử bệnh tật, kết quả khám chữa bệnh, đơn thuốc, hình ảnh chẩn đoán…!
01 my health
Mọi chi tiết xin liên hệ: 024 66885102

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét